Gibberish

Posts tagged ‘music’

Khúc nhạc chiều

Tôi tìm đến nhạc cổ điển cũng hơn chục năm. Tuy không được mức cái gì cũng biết nhưng cũng biết được những tác giả và tác phẩm kinh điển. Một trong những tác phẩm tôi mê nhất  đó là Serenade của Schubert.

Này không phải là bản đầu tiên tôi được nghe. Bản đầu tiên là một bản kéo Violin trong album “Les flots du Danube” – Sóng sông Danube, hình như là bài thứ 4.

Đây là một trong những bài cổ điển hay và kì diệu nhất tôi từng biết. Nó cực kì dễ hiểu và cảm nhận. Nhạc thính phòng thường nghe không quen sẽ buồn ngủ, hệ lụy là “chẳng hiểu gì” và sau đó ngại không dám nghe tiếp. Tuy nhiên, Serenade không như thế, nghe Serenade người ta tưởng tượng ra ngay một buổi chiều tối, vắng vẻ (hoặc phố xá đông người nhưng lòng người lại trống không, kiểu như có một cái gì đó khá lớn trong lòng vừa bị lấy đi đâu mất không biết). Cảm xúc thì cứ buồn buồn nhưng chả biết buồn cụ thể vì cái gì, đây có lẽ là sức mạnh đặc biệt của nắng chiều (mà Haibara trong truyện Thám tử lừng danh gọi là Ánh Tà Dương). Cái không khí, cái ánh sáng, và đây thêm cái âm thanh nữa, để biết mọi thứ sánh đặc lại hết.

Ai mà mới tập nghe cổ điển, cứ nghe Serenade của Schubert 🙂

Someone like you

Tối qua ngồi nghe lại Someone Like You của Adele, nhưng không phải bản có lyric mà là bản nhạc đệm bằng piano, rồi sau một lúc lục lọi trên youtube cũng tìm ra có một anh chàng chơi lại bản này, nó cứ như là intro của Tạm biệt Lê-nin, một trong những “siêu phẩm” của quý ngài Yann Tiersen vậy. Ý kiến cá nhân thôi, bài này hút người xem 10 phần thì 8 phần nằm ở đoạn intro này rồi.
https://www.youtube.com/watch?v=LSjDMPTisns

Someone like you thì ai cũng biết nên không cần phải nói nhiều nữa, sơ lược là một cô gái yêu một anh chàng nhưng đã đường ai nấy đi, anh này không yêu cô này nữa, sau đó đã lấy vợ và cũng có thành công nhất định trong cuộc sống, việc này là hoàn toàn bình thường trong tất cả các mối quan hệ nam nữ, xảy ra ở khắp mọi nơi và ở mọi thời đại, sau này có nam nam và nữ nữ nữa và những thứ phức tạp hơn mà tôi không có điều kiện biết đến. Vấn đề làm tôi thấy thích chính là suy nghĩ của cô gái khi nhìn những cảnh đó: không hằn học, cũng chẳng có cái gì muốn gây sự, chỉ là ở phía của cô gái ấy thôi. Cảm giác tình cảm giành cho ai đó nhưng không được đáp lại nữa là một cảm giác lơ lửng bềnh bồng, nó giống việc đi dạo bờ sông một mình giữa những đợt gió mát, muốn khóc cũng chẳng được vì gió sẽ làm khô ngay, gió ôm ấp nhưng gió lạnh lẽo, và trời thì lại không có tí nắng ấm nào, nắng chỉ là một nơi xa xa nào đó ở phía ngọn đồi bên kia sông, mà lại chẳng muốn đi đến đấy làm gì, vì biết là vô ích, cái thủa mù quáng làm một việc dù biết là vô ích với cô nó đã bị chôn vùi ở một xa lắm rồi, và từ lúc nào cô cũng chẳng nhớ, chỉ biết là nó mù mịt và rối tung lên. Vậy nên tôi không bao giờ tin vào những thứ gọi là “mình là bạn nhé”, không có đâu, nếu là một con người ác độc, sẽ không bao giờ nhớ, nếu là một con người đa sầu đa cảm (kiểu như Lana Del Rey chăng) thì sẽ làm người khác sợ hãi, và cái khoảnh khắc tự kết liễu đời mình nó ở gần lắm, chỉ cần một tác động nhẹ là … xong. Tất nhiên khi chết rồi thì chả còn giữ được mối quan hệ nào nữa.

Đó thực sự là một kinh nghiệm thú vị, thật ra nó không hẳn lúc nào cũng phải là tình yêu, có thể là khi rời xa một ai đó sau một quãng thời gian gần gũi, và đột ngột họ biến mất, có thể là cuộc đời cuốn họ về một nơi nào đó mà vòng tay không với tới, để bao giờ, cho cái người đi dạo dọc bờ sông một cảm giác bềnh bồng giữa không trung, nhìn xuống đám đông, nhìn chán lại thả cho cơ thể nổi giữa không trung, mưa phùn nhè nhẹ rơi rắc trên mặt, mưa và nước mắt chẳng còn phân biệt với nhau nữa. Giống như với tôi đó là cảm giác bóng nắng nhảy múa, của mưa phùn quạt vào mặt, những cơn mưa phùn cực kì hiếm hoi ở Sài Gòn.

juebeizhenxi37
Here comes the rain again, falling from the stars
Drenched in my pain again, becoming who we are
— Wake me up when September ends–
Rain and tears are the same, but in the sun, you’ve got to play the game
When you cry in winter time, you can pretend, there’s nothing but the rain.
–Rain and tears–

Đó là cảm giác tôi có về đoạn nhạc đệm của Someone like you. Một bài khác nữa, cũng là phía của một người con gái, là bài The winner takes it all của ABBA, nhạc của ABBA thì miễn chê rồi, đây là một trong những bài tôi thích, có thể gọi là kinh điển, nhưng tôi biết đến không phải là vì lí do nào đặc biệt mang vẻ người lớn, mà là lúc nhỏ được chị và mẹ mở băng từ cát-xét cho nghe, nghe riết nó ịn sâu vào óc luôn, thậm chí không biết cả tên bài. Đến khi internet bùng nổ, rồi ti vi và bạn bè chuyền tay nhau đĩa CD, thì mới có dịp mò lại lời bài hát, và phải cảm ơn một comment, của một người với vai trò là đứa em nói về chị của nó, khi chị ấy chia tay người yêu và dùng chính bài hát này để trình bày trong một đêm nhạc của trường, có thể cô gái ấy khi hát cũng có tâm trạng của Adele. Đó là cảm giác chấp nhận, không làm gì được, tiếc nuối, thua cuộc, nhưng bên ngoài vẫn phải tỏ ra bình tĩnh và tự nhiên. Không muốn phá không khí lãng mạn và sự ướt át của các bạn nữ, nhưng tôi thấy, con gái chỉ buồn có cái lúc chia tay thôi, còn đã chia tay lâu rồi thì không lăn tăn nhiều như con trai, điều này đã được chứng minh từ rất nhiều ý kiến trung thực tôi thu thập được từ hai phía, kể cả chủ động khai thác lẫn bị động nghe. Nhưng cảm giác rỗng bên trong và khi chưa có cái gì lấp đầy, giai đoạn đó trong cuộc đời thì nam hay nữ cũng có, khắc phục thế nào không biết nhưng nếu bạn sáng tác được nhạc thì đó là cơ hội nên nắm bắt lấy, nếu bạn là nữ. Còn sáng tác nhạc nếu bạn là nam, thì tôi thích cái gì trừu tượng hơn, kiểu như Little Wonder của Rob Thomas, nó bắt đầu bằng “Let it go…”.

Thực ra tôi không thích Adele, ban đầu tôi tưởng là vì cô không xinh nên tôi không thích (cũng 1988), nhưng cả Taylor Swift tôi cũng không thích (Taylor có thể không xinh nhưng xinh hơn Adele là chắc), nhưng thôi không quan trọng, quan trọng là bản đệm Piano hay quá, tôi thích nó đến nỗi đã làm được một bản mix nhỏ để làm nhạc chuông (chỉ 11s thôi), nếu ai có hứng thú tôi sẽ đăng lên sau. Chord như này nhé A A/Ab F#m D.

Sau bản này, tôi còn nghe cả đệm của Losing My ReligionDon’t look back in anger nữa, Don’t look back in anger thì tôi có tự mix được khúc intro, cũng đơn giản, tôi thích thú đến độ còn đem đi đố người chiếm lĩnh soul box của tôi kia. Thế là cứ luân phiên 3 bản intrumentals đến lúc buồn ngủ díp cả mắt, cuộn vào mền nghĩ ngợi cái soulbox, nhét một vài kỉ niệm và nằm chờ cơn mơ đến.

Video

Một bài nhạc Pháp

Sans Elle
Xa em rồi, tim tôi sầu nhớ. 🙂

Một số phần mềm guitar tuyệt vời trên Android

Ngày xưa để chỉnh nhạc, nghe hợp âm, lưu bài hát, nhịp… cần phải có nhiều đồ dùng chuyên nghiệp và hệ quả là nó trở nên cồng kềnh lỉnh kỉnh (âm thoa, máy đếm nhịp v.v…)

Khi nắm trong tay một cái điện thoại, phải tận dụng tính năng của nó, android dư sức làm điều này.

1. PowerAMP:

Đây là phần mềm nghe nhạc chuyên nghiệp chỉ có trên hệ điều hành Android, điểm đặc biệt là quét file cực nhanh, đọc được nhiều định dạng (cả WMA) và không phải hàng tàu.

Điểm đáng giá của PowerAMP là đọc được các định dạng lossless như flac, cue, thậm chí có thể dịch file cue thành một list nhạc gồm các file ape bên trong, có thể trích từng bài ra cho vào các playlist khác nhau. Thêm một cái tai nghe chất lượng tốt + bộ sưu tập nhạc trong thẻ nhớ (Note của Samsung chẳng hạn, có thể hỗ trợ thẻ nhớ lên tới 64gb, nhạc flac một file chừng 10-30mb, do đó không cần phải lo thiếu dung lượng nữa) thì đam mê âm nhạc dễ dàng được thỏa mãn. Music

Link Play Store: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.maxmpz.audioplayer

poweramp

2. Solo:

Phần mềm guitar rất tiện để tra hợp âm, đệm blue hoặc Slow rock cực dễ, âm thanh ấm, có thể lưu lại được, tận dụng tính tương thích cao của android, có thể thu rồi cắm điện thoại vào máy copy file như USB. Giao diện và ứng xử nhạy, nói chung là đáng đồng tiền bát gạo.

Link Play Store: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.codingcaveman.Solo

solo

3. Musical Pro:

Giờ là nói về phần mềm tuning piano + máy đếm nhịp, có nhiều phần mềm tương tự nhưng đây là một phần mềm dễ dùng (kiếm đồ lậu xài cũng dễ, nhưng bài viết hày không đề cập), khuyến khích mua, lâu lâu giảm giá còn 1$, không có mắc và chặt chém như các phần mềm tương đương trong đồng bóng ios. Nyu

Link Play Store: https://play.google.com/store/apps/details?id=souvey.musical.pro

musicalpro

4. GuitarTapp PRO – Tabs & Chords:

Đây có lẽ là một trong những phần mềm tuyệt vời nhất cho guitar, thông qua phần mềm này, việc tìm kiếm chords và thậm chí tabs trở nên dễ dàng.

Giả sử muốn tìm Californication của Red Hot Chili Peppers, có lựa chọn chord hoặc tab, và khi xem chord, có cả hiện bảng bấm dây như thế nào, tại đâu (nói chung là như một bản chord chuẩn), có thể lưu về xem offline và tạo bộ sưu tập riêng, nghe nói có cả đồng bộ với file MP3 trên máy nhưng chưa thử. Mad

Link Play Store: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.by845tools.guitartapp

guitartapp

5. Tuner – gStrings:

Chắc ai mới chơi guitar cũng biết cái máy giúp chỉnh âm, khi búng dây nó sẽ hiện đó là note nào và dây thứ mấy trên đàn. Phần mềm này cũng tương tự, nhưng xịn hơn là có hai chế độ làm việc: nghe dây và nói note, hoặc chọn note rồi nó sẽ kêu lên cho mình chỉnh cho đúng (Musical pro cũng có tính năng này nhưng không chuyên cho guitar). Phần mềm gọn nhẹ, giao diện đẹp và chạy mượt mà.

Link Play Store: https://play.google.com/store/apps/details?id=org.cohortor.gstrings.tyd

Image

6. GuitarTuna:

Phần mềm này bên cạnh các tính năng chỉnh âm tương tự các phần mềm kia thì còn kèm theo các gói game giúp nhớ chords, cực kì dễ chơi và hiệu quả. Có thể giúp nhớ bấm chord như thế nào, hoặc cảm âm ra sao dưới dạng game nhanh tay lẹ mắt.

Bài viết không ủng hộ điện thoại cá biệt nào, nhưng đặc biệt ủng hộ android, vì tính tương thích, cài đặt dễ dàng tiện lợi, copy file giữa các hệ thống nhanh và không phiền phức (không cài thêm bất kì phần mềm nào trên máy), hỗ trợ thẻ nhớ… nói chung là nhiều.

Beauty in life (but we often miss it)

Image

Tag Cloud