Gibberish

Posts tagged ‘color theory’

Sử dụng biểu đồ màu (color wheel) để hiểu về Hue.

Hue /hiu/: màu, màu sắc được chia thành màu và sắc, màu có thể hiểu như đỏ, xanh, vàng, tím … còn sắc thì hiểu theo: tươi, lợt, nhạt, thâm, rực rỡ … sắc còn được chia ra thành sắc điệu và sắc độ nữa, nhưng thôi ta sẽ hiểu theo hue và value. Hiểu như thế nào thì các bạn đọc bài này sẽ rõ.

Hẳn ai dùng PS quen, thì sẽ biết cái adjustment layer Hue/Saturation, quá rõ ràng, Saturation là độ rực, kéo thanh Saturation (=tăng saturation) thì màu sẽ “bừng” lên chói cả mắt, còn kéo thấp (=giảm saturation) thì màu trở nên nhạt và thành trắng đen luôn nếu cho saturation = 0. Còn Hue, thay đổi Hue thì màu sẽ thay đổi theo.

Trong hội họa, và lấn sân sang cả đồ họa máy tính, để hiểu Hue, cách tốt nhất là dùng biểu đồ màu (còn gọi là bánh xe màu – color wheel như trong bài Kỹ thuật pha màu mà tôi đã viết). Bây giờ, chúng ta sẽ đi vào từng bước cụ thể để xây dựng một color wheel hoàn chỉnh.

Đầu tiên, chúng ta sẽ tạo không gian để pha màu, một bộ khung, một tập hợp các ô giới hạn để pha màu vào đó, có nhiều cách để tạo khung pha màu như vậy, một trong những khung các bạn có thể tham khảo dưới đây.

Biểu đổ màu

Việc tiếp theo, ta sẽ tiến hành tô màu biểu đồ màu này, bạn có thể cắt nó ra và đánh số tùy theo cách mà bạn thích. Lưu ý là chúng ta chỉ có 7 loại màu chính bỏ qua đen, trắng]
Lưu ý, trong vẽ màu (hội họa), 7 màu mà tôi nói ở trên sẽ là: cadmium yellow pale (vàng ca đi mi lợt), cadmium orange (cam ca đi mi), cadmium red medium, alizarin crimson (đỏ thẫm, alizarin chỉ là tên loại thuốc nhuộm cho ra màu này), tím cobalt, ultramarine bluepermanent green. Tôi cung cấp cho các bạn 7 màu này trong PS để … dễ hình dung, theo đúng thứ tự mà tôi đã liệt kê ở trên:

7 màu trong vẽ màu - linkos - Photoshop

Để dễ định vị, ta sẽ đánh dấu 12 ô theo giống như số trên mặt đồng hồ, trên cùng là 12, theo đó là 1.2 … đến 11 và quay lại là 12. Ok, nếu đã hiểu thì ta sẽ tô màu như sau, tô vào các ô 12, 4 và 8 các màu như minh họa, lần lượt là vàng cadmium, đỏ cadmium trung ultramarine blue (xanh “siêu” nước biển, hehe).

okay, xong thì chuyển qua bước kế tiếp. Dùng bút chì nối trung điểm của đường cung phía trong của phần đường tròn tiếp xúc với 3 màu đã tô lại thành một tam giác đều (việc này giúp định hướng màu chính, phụ kĩ càng hơn, nếu bạn không hiểu hoặc thấy không cần thiết, có thể bỏ qua, hông giải thích thêm)

Tam giác này (12-4-8) sẽ gọi là tam giác màu chính, bởi vì nó được tô bởi 3 màu chính (primary color).

Tiếp theo ta sẽ pha các màu phụ (secondary color):
Ở vị trí 2, 6, 10 ta sẽ tố tương ứng các màu: 2 – cam cadmium, 6 – violet cobalt, 10 – green, và tiếp tục thực hiện nối tam giác, ta sẽ được tam giác màu phụ. Như vậy ta đã có một biểu đồ màu với tất cả là 3+3=6 màu, 6 màu còn lại, bạn sẽ lấy 2 màu hai bên pha vào nhau lại và tô cho thành biểu đồ màu có 12 màu hoàn chỉnh, khi hoàn chỉnh, công trình của bạn sẽ có dạng như sau:

Complete color wheel - Betty Edwards

Khi bạn đã hoàn tất biểu đồ màu, bạn sẽ hiểu về màu sắc, cụ thể, bạn sẽ hiểu màu nào đối lập với màu nào (chúng nằm đối xứng tâm trên biểu đồ màu mà bạn đã vẽ), và nhìn vào một dãy màu liên tiếp, bạn sẽ hiểu Hue thay đổi thế nào, từ đó bạn sẽ biết được cách pha màu, ví dụ, muốn có cam, thì bạn sẽ pha đỏ với vàng, muốn có xanh chuối, thì bạn pha xanh lá với vàng v.v…

Những nguồn trích dẫn:
1-Betty Edwards: A course in mastering the art of mixing color
2-Wikipedia: Cadmium, Cobalt Violet, Crimson, Ultramarine
3-Pigment through the ages: Cadmium Yellow cho ai thích tìm hiểu nguồn gốc hóa học của màu.

Màu sắc tôn vinh nhãn hiệu

Lượm lặt trên Net, có thể bổ sung vào chuyên mục color theory

Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng yếu tố màu sắc thực sự góp phần nâng cao nhận thức nhãn hiệu và đóng vai trò lớn trong các lựa chọn mua sắm của khách hàng. Nó cũng gợi mở trí nhớ và khích lệ cảm xúc.

Ngay cả khi màu sắc nhãn hiệu của bạn đã hợp lý, đừng dừng lại ở đó. Hãy chắc chắn rằng những màu sắc bạn lựa chọn đang truyền tải một thông điệp thích hợp tới các khách hàng.

Lấy ví dụ ở logo công ty bạn. Xét về mặt cốt lõi của hình ảnh nhãn hiệu, nó gửi đi một thông điệp then chốt về sản phẩm hay dịch vụ của công ty bạn, hoặc ở một góc độ nào đó, nó tạo ra sự khác biệt giữa nhãn hiệu công ty bạn với các nhãn hiệu cạnh tranh khác.

Mỗi một màu sắc đều mang trong mình một thông điệp riêng biệt. Điều này có nghĩa là nếu logo của bạn sử dụng bốn màu sắc, bạn đang gửi đi bốn thông điệp khác nhau trong cùng một lần. Thậm chí nếu các thông điệp là bổ sung cho nhau, chỉ một vài khách hàng có thể nhớ và liên tưởng tới tất cả các ý tưởng trong nhãn hiệu của bạn.

Một ví dụ khác đó là ở tấm danh thiếp kinh doanh, phần đầu đề thư hay các sản phẩm văn phòng phẩm khác. Không kể đến những nỗ lực nhãn hiệu cố kết, một tấm danh thiếp đa màu sắc có thể được xem là một lựa chọn tốt, nhưng càng nhiều màu sắc bạn sử dụng, yếu tố khác biệt sẽ càng ít đi. Bạn đang sử dụng màu sắc để củng cố các đặc tính nhãn hiệu, hay bạn đang gửi đi các thông điệp xung đột lẫn nhau?

Một số công ty thành công có những cách thức sử dụng màu sắc nhãn hiệu của riêng mình. Trong tâm trí của người tiêu dùng, UPS là màu nâu. Trong thị trường nước giải khát, Coke là màu đỏ. Hơn nữa, màu xanh của IBM là khác hẳn so với màu xanh của Tiffany.

Mỗi một công ty hàng đầu trên thị trường thường lựa chọn một màu sắc cụ thể đóng vai trò là màu sắc chủ đạo cho logo và hình ảnh nhãn hiệu của mình. Một vài công ty lựa chọn sự phối kết hợp của hai màu sắc, như FedEx với màu tía và màu da cam, song hiếm khi bạn thấy được một nhãn hiệu lớn được xây dựng trên nền tảng quá hai màu sắc cơ bản. Ngoại lệ có thể là ở những công ty có sản phẩm hay dịch vụ khá đa dạng và có nội dung thiên về màu sắc, chẳng hạn như Skittles với bảy sắc cầu vồng của các hương vị hoa quả, hay các công ty in ấn.

Bài học thất bại của một số hãng bia mới ở châu Âu đã chứng tỏ cho tầm quan trọng của yếu tố đặc trưng trong màu sắc nhãn hiệu. Sau khi thành lập, nhiều hãng bia đã sử dụng màu xanh lá cây cho hình ảnh nhãn hiệu của mình. Đây là một lựa chọn sai lầm khi mà qua thời gian, nhãn hiệu của các công ty bia này không những không gây được ấn tượng mà có phần ngày một phai mờ hơn.

Nguyên nhân xuất phát ở chỗ tại châu Âu cũng như trên toàn thế giới, màu xanh lá cây đã quá in đậm trong tâm trí người tiêu dùng như là một màu đặc trưng của hãng nhãn hiệu bia Heineiken. Họ không mấy quan tâm tới những màu sắc tương tự và do đó, những nhãn hiệu có màu xanh lá cây sẽ không gây được sự chú ý nào cả.

Rõ ràng, việc sử dụng màu sắc một cách riêng biệt sẽ là tốt nhất trong hình ảnh nhãn hiệu hay các dữ liệu tiếp thị. John Williams, chủ tịch kiêm sáng lập viên LogoYes.com, trang web đầu tiên và lớn nhất thế giới về logo và nhãn hiệu công ty, đề xuất về việc xây dựng một bảng màu sắc hai thành phần cho hình ảnh nhãn hiệu bao gồm những màu chủ đạo cho logo cùng các văn phòng phẩm khác và những màu bổ sung cùng hình ảnh đồ hoạ phụ trợ cho trang web và các dữ liệu in ấn phức tạp hơn.

Với 25 năm kinh nghiệm quảng cáo của mình, John đã xây dựng các chuẩn mực nhãn hiệu cho nhiều công ty trong danh sách Fortune 100 (100 công ty lớn nhất thế giới) như Mitsubishi, IBM, GM,…. Ông khuyên rằng trước khi lựa chọn một bảng màu sắc phù hợp cho việc xây dựng nhãn hiệu, bạn hãy quan tâm tới những vấn đề sau:

1. Các màu sắc có lôi cuốn những khách hàng mục tiêu của mình?

Theo John Williams, việc xây dựng màu sắc nhãn hiệu lôi cuốn còn là một phương thức tiếp thị hiệu quả. Tuy nhiên, nhiệm vụ này không mấy dễ dàng do có khá nhiều yếu tố khác nhau tác động. Cùng với thời gian, sản phẩm phải được khách hàng chấp nhận nên khi chọn màu biểu tượng cho sản phẩm đòi hỏi bạn phải có tầm nhìn sao cho màu sắc đó luôn mới mẻ, hiện đại trong con mắt khách hàng.

Bạn hãy tính tới độ tuổi, giới tính, văn hoá và các yếu tố nhân khẩu học khác của các khách hàng mục tiêu.

2. Màu sắc chủ đạo của mình có riêng biệt?

Nó có nổi bật so với các nhãn hiệu cạnh tranh khác? Nếu nhãn hiệu của bạn nhỏ hơn, việc chia sẻ cùng màu sắc với những hãng dẫn đầu thị trường có thể là hợp lý lúc ban đầu. Song việc này rất dễ đẩy mạnh vị thế của các hãng dẫn đầu thị trường đó do sự nhầm lẫn của người tiêu dùng giữa nhãn hiệu của bạn với nhãn hiệu của hãng kia.

Tốt nhất, hãy tạo dựng cho nhãn hiệu một màu sắc riêng biệt. Nhiều thập kỷ qua, màu đỏ luôn là đặc trưng của hãng bột ngọt Ajinomoto. Màu đỏ đó không hề thay đổi theo thời gian, thể hiện sự vững bền của công ty và của sản phẩm, đồng thời ăn sâu vào tâm trí của từ thế hệ khách hàng này đến thế hệ khách hàng khác.

3. Màu sắc mang ý nghĩa hay truyền tải thông điệp gì?

Ý nghĩa hay thông điệp của màu sắc cần thích hợp với nhãn hiệu của bạn. Mỗi sản phẩm đều có mối liên hệ nhất định với màu sắc nào đó. Nhất là những sản phẩm nổi tiếng thường được nhớ tới và nhận ra qua dấu hiệu chủ yếu là màu sắc.

4. Màu sắc chủ đạo có hợp thời hay đảm bảo sự bền vững nhất định?

Yếu tố thời trang hay xu hướng luôn thích hợp với các khách hàng trẻ tuổi, nhưng có thể không mấy dễ dàng với những khách hàng lớn tuổi hơn. Do vậy, tuỳ từng khác hàng mục tiêu, yếu tố màu sắc sẽ có thay đổi cho thích hợp.

Một điều cần chú ý khác đó là màu sắc nhãn hiệu cần có sự bền vững, chứ không thể thay đổi liên tục được. Phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh, bạn có thể lựa chọn cho mình những màu sắc nhất định và phù hợp. Song quan trọng ở chỗ bạn cần đảm bảo tính ổn định cho màu sắc đó. Hàng trăm năm qua, chúng ta luôn dễ dàng nhận thấy trên thị trường những biểu tượng màu sắc cố định như màu vàng của chè Lipton, màu đỏ của Coca Cola,…

5. Những màu sắc trực tuyến tương ứng sẽ là gì?

Sau khi xác định bảng phối màu sắc, thách thức tiếp theo của bạn sẽ là đảm bảo một sự mô phỏng tối ưu các màu sắc nhãn hiệu của bạn trên tất cả các phương tiện truyền thông khác nhau. Bạn cần giữ vững sự trung thành với các màu sắc nhãn hiệu đã lựa chọn trong các bản mô phỏng và nhớ rằng chính yếu tố xuyên suốt này đóng vai trò thiết yếu để lôi kéo người tiêu dùng.

Một cách khá đơn giản, càng nhiều màu sắc không có nghĩa là càng lôi cuốn hơn. Màu sắc nên tách biệt với nhãn hiệu, và sẽ đóng vai trò khích lệ sự liên tưởng tới nhãn hiệu. Công ty nào lựa chọn cho mình những màu sắc nhãn hiệu một cách chiến lược và sử dụng chúng một cách xuyên suốt chắc chắn sẽ có những tương lai xán lạn.

Nguồn gốc của màu sắc – ánh sáng

Linkos-source-colo

Ánh sáng là một loại tia điện từ (như các em cấp III đã học – một loại lưỡng tính sóng hạt).

Một trong những tính chất của ánh sáng quyết định màu sắc là bước sóng (wavelength),thường được đo theo hệ mét, những sóng ánh sáng có bước sóng từ 400nm đến 700nm (nanomét = 1/tỉ của mét) sẽ đem lại cảm giác ánh sáng cho mắt người (nghĩa là không nhiều lắm), ngoài khoảng đó là các tia tử ngoại và hồng ngoại, có thể được phát hiện bởi các loại máy móc điện tử, chứ mắt người thì thua, mặc dù cơ thể có phản ứng với những loại tia đó (nóng lên, ung thư…). Các tia thấy có thể là đồng nhất (nghĩa là chỉ có một bước sóng) hoặc có nhiều tia hợp lại (ánh sáng trắng là một loại như thế-hỗn hợp của nhiều tia sáng).

bảng chia bước sóng

bảng chia bước sóng

Theo bảng chia trên, ta thấy ở trong vùng bước sóng mà ta có thể cảm nhận tương đương với ánh sáng, thì khi bước sóng của tia điện từ thay đối trong vùng thấy, thì màu sắc mà ta cảm nhận sẽ thay đổi theo. Và hỗn hợp những tia này cũng sẽ cho ra màu sắc (xem thêm bài Kỹ thuật pha màu).

Bảng màu cơ bản – Color mixing chart

This is an attribute of this topic. The source image can be found here.

Đây là bài bổ sung cho bài kỹ thuật pha màu. Nguồn của hình ở trên.

Ngoài ra, tôi xin cung cấp thêm một loại bảng màu, tiện cho các web designer tham khảo, với đầy đủ mã RGB.

Click vào hình để được bản full. Nguồn : Visibone.

Color Overlay

Color on black means nothing.

Color overlay on cloud very means.

linkos

Tag Cloud