Gibberish

Posts tagged ‘camera’

Tìm kiếm một con fisheye

Lại mê chơi chụp ảnh.

Bởi vì tôi ghét loài người. Hehe.

Ống closse-up thì cũng tàm tạm, ống chuẩn cũng tàm tạm, sắp tới kiếm con zoom với con fish-eye rồi sau đó là con macro.

Vấn đề là nên mua một cái để xài chơi (đúng nghĩa chơi) rồi chất lượng chỉ nằm ở tầm khá hay để dành tiền mua luôn một cái cực xịn?

Nói chung là phải thi hành lẹ, vì sau này lấy vợ rồi chắc chắn vợ nhéo hông không cho mua đâu :))))

Tìm kiếm sơ lược thì ra một số con sau đây:

  • Canon EF 8-15mm f/4L Fisheye USM – 1400€

Cái này bỏ vào cho vui vì tầm giá chỉ thích hợp để gây shock, sốc não sốc tim sốc đầu gối, chất lượng với giá đó thì có thể nói là khỏi phải bàn cãi.

41-LH-cBCoL

  • Tokina 10 – 17mm:

Con này thấy một số diễn đàn nó giới thiệu, thấy cũng được, giá mềm, và nhiều người recommend (không biết dân chơi xịn hay là đám ko có nhiều tiền như mình) nên cũng hơi lăn tăn

10-17mm

  • Samyang Fish-Eye 8mm f/3.5 UMC CS II – 299€

Con này lâu này nhìn tên đã không muốn mua rồi, nhưng thông số nó đưa ra lại khá “vừa mắt” nên lại làm lăn tăn.

8809298882136

  • Phương án cuối cùng là có một ống chuyển đổi Opteka 0.20X High Definition Professional Super AF Fisheye Lens – 60€, rẻ hơn nhiều so với ống mắt cá chính hiệu, nghĩa là xài trên len sẵn có, chồng thêm vào len đấy dưới dạng như là 1 filter, xong rồi cứ thế vác máy đi chém cảnh thôi.

OPT20X_2

 

Photography – 3 điều cơ bản

Linkos-3basic

Chụp ảnh là một trong những thú vui mang tính trí tuệ kết hợp với nghệ thuật cao, với máy ảnh, ta chụp lại những khoảnh khắc của cuộc sống, nắm bắt được cái hồn của khung cảnh, và sưu tập lại những bức ảnh đã chụp luôn mang lại một cảm giác đặc biệt khó mà tả hết. Tuy nhiên, đây cũng là một thói quen đòi hỏi nhiều kỹ năng, một chút tính toán và những nguyên tắc cần phải nắm rõ, một lần nữa nói lại về những điều căn bản nhất của máy ảnh-công cụ chính của sở thích photography.

1. Tốc độ cửa trập – shutter speed:

Là lượng thời gian mà cửa trập của máy ảnh ở trạng thái mở, đồng nghĩa với việc đó cũng là thời là mà cảm biến ánh sáng của máy ảnh được tiếp xúc với ánh sáng (phơi sáng).

Những bức ảnh thường được chụp lại dưới những tốc độ rất nhanh, nên đơn vị để tính tốc độ cửa trập thường là phân số ai cập của giây (s), căn bản của phân số ai cập thì ai cũng biết, tử số là 1, mẫu số càng lớn thì tốc độ cửa trập là càng nhanh. Thay đổi tốc độ cửa trập sang một nấc chỉnh liền kề trên máy ảnh chính là tăng gấp 2 hoặc giảm đi một nửa lượng ánh sáng đi vào. Nếu tốc độ cửa trập lớn, nghĩa là thời gian phơi sáng lớn, thì hình ảnh dễ bị nhòe (mờ), vì thế lúc đó ta sẽ dùng chân máy ảnh, tên tiếng Anh là tripod (tri- là tiếp đầu ngữ trong tiếng Anh chỉ cái gì đó gấp 3 lên: triple) là một đế 3 chân gắn máy ảnh lên để giữ máy ảnh cố định, rất tốt cho các tấm ảnh chụp đêm.

2. Độ mở của ống kính (Aperture)

Đây là kích cỡ của lỗ mở cửa trập khi chụp ảnh, lỗ càng lớn, thì ánh sáng đi vào càng nhiều, và khả năng photon “đập” trùng cảm biến ánh sáng càng cao. Đơn vị đo độ mở cửa trập là f-stop, ví dụ f-2,8 ; f-4 từ 2,8 -> 4 nghĩa là độ mở nhỏ đi, lượng ánh sáng đi vào sẽ ít, và ngược lại, nếu chỉ số sau f giảm thì độ mở của cửa trập sẽ tăng, đồng nghĩa mang vào nhiều ánh sáng hơn.

3. Độ nhạy sáng (ISO)

Nếu ta đã biết đến máy ảnh cơ chụp film, thì ta sẽ để ý, film có các loại như 200- 400…, đó chính là giá trị ISO-độ nhạy sáng, ISO càng cao thì khả năng bắt ánh sáng của film (máy cơ) hay cảm ứng ánh sáng (máy ảnh KTS) càng cao, nghĩa là ta có thể chụp với tốc độ nhanh hơn với cùng một giá trị tốc độ cửa trập hay độ mở ống kính. ISO càng nhỏ thì chất lượng hình càng cao (ít hạt trong ảnh) và hiển nhiên theo chiều ngược lại: ISO càng lớn thì hình càng nhiều hạt.

Kết hợp tốt 3 yếu tố, ta sẽ cho ra một tấm ảnh đẹp.

Tag Cloud