Gibberish

Posts tagged ‘sống’

Những bài học từ con nít

Hẳn chúng ta sẽ phì cười và xem nhẹ những gì con nít nói trong cuộc sống thường ngày; và đặc biệt, trong những tình huống quan trọng, chúng ta có thể dễ dàng bỏ qua những gì con nít phát biểu: một nhận xét, một phán đoán … Chúng ta làm vậy vì chúng ta suy nghĩ rằng con nít chưa đủ kinh nghiệm, chưa đủ “chín” để giải quyết vấn đề… nhưng vấn đề thực sự không phải như vậy, trong mọi tình huống, con nít lại tỏ rõ sự vượt trội so với chúng ta.

1. Sự trong sáng.
Về sự trong sáng, thì rõ ràng con nít hơn chúng ta rồi, trong sáng ở đây có nghĩa là đầu chúng hoàn-toàn-sạch, chúng không bị những ý nghĩ vẩn vơ, những suy nghĩ mang tính cơm áo gạo tiền, những mánh khóe hay những ích kỉ xuất hiện theo con người khi con người lớn lên và “vô tình” tích cóp cho bản thân. Khi mà một cái đầu hoàn toàn sạch, ta sẽ thu về rất nhiều lợi thế khi làm việc, đó là sự tập trung, sự sáng tạo và làm việc một cách liên tục. Tập trung là vì, khi con nít làm một cái gì đó, đơn giản là chúng say mê vì những thứ mới mẻ với chúng, không có gì vô tình nhảy vào chúng, chứ không như một chú sinh viên đang làm đồ án thì bật dậy “thôi chết hôm nay hạn cuối đi đóng tiền điện, không đi đóng ngay thì mai họ cúp” … việc này thì còn chấp nhận được, còn cái kiểu khó chấp nhận hơn là đang làm gì đó mà bỏ ngang đi mua sắm hay đi nhậu. (tôi lấy ví dụ cho cả nam lẫn nữ)

2. Học tập một cái gì mới.
Một cái gì mới, bất kể là thú vị hay không thú vị với người học (cả con nít lẫn người lớn), khi đem ra so sánh giữa mức độ tiếp thu giữa ấu và lão thì lão thua chắc, vì con nít, nói như một nhà văn nào tôi quên tên, là đầu chúng như một tấm bọt biển, hút được bao nhiêu thì hút, cái này thuộc về sinh lý, về sự phát triển trí não của con người, nếu não cứ để nguyên không luyện tập thì càng ngày càng ù lì lão hóa, kể cả những bộ óc thông minh nhất, rõ ràng. Vậy muốn khắc phục thì phải luyện tập liên tục, thì mới có-thể-sánh-với-con-nít được.
Đó là khi không kể tới mức độ thú vị của công việc mà chúng ta tham gia. Bây giờ, là kể đến. Nếu một công việc thú vị tới mức lúc nào cũng nghĩ đến nó, thì người lớn và con nít, không khác biệt nhau mấy, vậy nếu con người ta, khi lớn, dù công việc là không thích, nhưng có khả năng tự kỉ ám thị, thì công việc cũng sẽ trôi chảy hơn rất nhiều, cũng đồng thời mang lại hiệu quả lớn hơn về vật chất lẫn tinh thần (thành công một cái gì mà chẳng vui, hả?)

3. Không sợ thất bại
Càng già con người ta càng sợ thất bại, con nít không thế. Có lẽ đó là hệ quả của ngây thơ, nhưng một chút liều lĩnh, không-thử-sao-biết, thì sao mà có gud archivement được, an toàn và đột phá thường không đi chung với nhau, vì vậy muốn làm cái gì đột phá, ta phải lựa chọn, và con nít thì toàn là đột phá, đương nhiên vì chúng ngây thơ, nhưng chúng ta là người lớn, chúng ta “có vẻ” khôn hơn, chúng ta có thể không sợ thất bại để kiếm tìm đột phá, đó là một việc thật đáng để thử.

Còn nhiều điều nữa, nhưng nhiêu đó thôi đủ để ta thấy ta có sự “thua thiệt” và biết chọn phương pháp đúng hơn. Tôi không ca ngợi bên nào, vì người lớn cũng có cái hơn con nít, nhưng đừng vì người lớn mà quên đi những gì chúng ta từng có.

Một CN không đến nỗi

Những ngày cuối tháng 11, hôm nay có nhiều sự không vui nhưng cũng có nhiều sự vui, may là không vui đến trước, và vui đến sau, và người trong cuộc có thể thở phào nhẹ nhõm “nice save”.

Đầu tiên là những cĩ lộn không nên có, kế hoạch đi ra Q7 bị hỏng.

Chiều cũng là ngủ, nhưng có quậy một chút :”>, không, nhiều chút :”> một cuộc “hỗn chiến” giữa nước mắm, chả giò và chuối khô bơ :”>

Tối thế là đi, được biết cầu Phú Mỹ, đi lại nơi xưa cũ với kỉ niệm thót tim, được nghe những bản nhạc thời xưa hay nghe, được bên ss – gia đình, … và bên em :-*.

Chuẩn bị đi ngủ, quay lại với những cực của đồ án, nhưng đợi đấy, ta sẽ không từ bỏ đâu .

Yêu tất cả, trừ anti-MU :))

Tiếp theo: Cuộc sống không hề công bằng

Coffee

Mấy bữa nay khoái nói về chuyện này. Nhưng dưới đây không phải lời của tôi, nói thể để khỏi ngoặc kép mất công.

Bọn trẻ rất hay nói câu “thật bất công”, tựa như câu cửa miệng mỗi ngày vậy. Chúng bắt chước bố mẹ vì họ thường xuyên nói thế. Với bọn trẻ, bố mẹ là bậc “tối cao” mà bọn trẻ phải học hỏi, noi gương.

Nhưng trên thực tế, cuộc sống thật không công bằng. Không phải cuộc sống lúc nào cũng đem cho ta mọi thứ mà ta cố gắng, hy sinh, quyết tâm… để giành được. Thường xuyên chúng ta phải đối mặt với khó khăn, bất công và cả sự bất hạnh mà ta không hề muốn, như loài người từng phải chứng kiến các trận động đất, lũ lụt kinh hoàng xảy ra ở TQ, Indo…; chứng kiến những vụ khủng bố đẫm máu ở Mỹ, Iran, Palestine hay thảm họa sóng thần ở Thái Lan… Tất cả đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.

Mỗi người có một cuộc đời, khả năng và số phận riêng. Tuy nhiên, bạn vẫn thích so sánh mình với người khác. Khi thấy không thỏa mãn điều gì đó, bạn tức giận gào lên: “Cuộc đời thật bất công!” Hai người học chung một lớp, bạn học chăm chỉ hơn, nhưng không phải kết quả lúc nào cũng cao hơn. Dường như mọi may mắn đều đổ dồn vào người kia. Còn bạn phải gánh chịu mọi rủi ro, hẩm hiu của cuộc đời. Bạn cảm thây bi quan, bất mãn về mình.

Có những lúc bạn hét lên: “Tại sao cứ phải là tôi?”, “Tại sao những người tốt lại hay gặp chuyện chẳng lành?”… Đó chính là lúc bạn đang bị tổn thương và nhốt mình trong vết thương ấy. Hãy bình tĩnh để thoát ra khỏi chiếc lồng bất mãn. Thế giới xung quanh không lừa dối hay bất công với bạn, tất cả chỉ là cái bóng của trí tưởng tượng và cơn bốc đồng trong con người bạn. Không có chuyện xấu hay chuyện tốt, chỉ có kết quả của sự lựa chọn.

Một số đứa trẻ cao hơn, qua tuổi dậy thì sớm hoặc có thể ăn rất nhiều sô cô la hay các loại bơ sữa mà chẳng lên nổi một lạng. Những người giỏi không phải lúc nào cũng được trọng dụng, trả công xứng đáng. người không có năng lực lại có thể kiếm nhiếu tiền hơn những người chăm chỉ, cần mẫn. Bất công hơn nữa khi những kẻ xu nịnh, tha hóa lại có việc làm tốt, được thăng chức, được đề bạt… Đó là những chuyện chúng ta vẫn thường gặp trong cuộc sống.

Cuộc đời bất công là thế, nhưng nếu ta chỉ nhìn nhận phiến diện một chiều như thế thì chính ta lại không công bằng với cuộc sống. Cuộc sống làm cho ta bất hạnh nhưng cũng làm cho ta có hạnh phúc và nụ cười. Có trải qua bất hạnh ta mới hiểu được hành phúc, mới biết cách giành lại nó. Khi đã trải qua hạnh phúc, ta mới thấy cuộc đời thật đẹp đẽ và đáng sống.

Những lúc .. chững lại

Tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và thèm muốn thử thách, đó là những câu sáo rỗng quen thuộc mà tôi hay nghe, còn có gì khác không? Liệu ngay từ bây giờ ta đã có quyền chiêm nghiệm một cách nghiêm túc, hay là “hãy khoan nhận xét, hãy sống đã”.

Tôi không hề phản đối chuyện con người của tuổi trẻ phải xông pha và dấn vào nỗi sợ, vì bản chất của tuổi trẻ, và mặt khác, yêu cầu của tuổi trẻ, là như thế. Phái gặp, sống, nếm trải thì mới biết, chứ nếu đơn thuần ngồi tự suy thì sẽ duy lí và thiếu thực tế, và dẫn đến cố chấp và kém cảm thông với người khác.

Thế có cần phải chiêm nghiệm không? hay có là công việc của những người thuộc giai đoạn 30-40-50 chứ hoàn toàn không liên quan đến 20x? việc đó không cần phải bàn luận, vì còn …tùy :D. Điều tôi muốn nói ở đây là, đôi lúc trong cuộc sống, giả sử cuộc sống là cái đường ray mà ta là cái xe lửa đang chạy ở trên cái đường ray đó, ta có cảm giác như bị “trật” ra khỏi các đường ray đó, có thể đó là cảm giác bồng bềnh, cảm giác buồn một cái gì đấy, có cảm giác quên đi một cái gì đấy, sao cũng được, nhưng hậu quả (hay kết quả?) của những lần ấy là một lần chững lại trong cuộc sống, và trong những lần ấy, may mắn thay, ta lại có khả năng chiêm nghiệm và trầm hơn trên một phương diện nào đó. Để liền sau đó, ta lại tiếp tục lăn bánh, nghiến những tiếng lét két trên đường ray sắt khô khốc kia, không cần biết ga tới là gì, chỉ cần vững tâm, chắc chắn và cấn thận, cùng với những gì mà ta lượm lặt được trong suốt khoảng chiêm nghiệm kia.

Ga cuối ấy…

Tag Cloud