Gibberish

Posts tagged ‘đọc sách’

Tự giáo dục

Đang đà viết thì viết tiếp.

Từ rất lâu rồi chứ không phải gần đây, khi xã hội có dấu hiệu của những sai trái về đạo đức, người ta sẽ tự hỏi “vấn đề nằm ở đâu?” và thường thì chung quy của vấn đề ằm ở giáo dục và mọi người sẽ thở dài rồi không biết làm gì tiếp vì nó là một kế hoạch dài hơi và mang tính hệ thống (trường học, xã hội, cộng đồng).

Tất nhiên việc hệ thống giáo dục thế nào thì phải có những người có trách nhiệm và hiểu chuyện ngồi bàn bạc với nhau. Tuy nhiên, một người không nằm trong số đó, có thể làm được những việc mà chẳng cần ai chỉ bảo hay ra luật mà bắt anh phải làm theo.

1. Dừng đèn đỏ đèn xanh:

Cái này thì ai cũng biết nhưng không mấy ai làm. Ở cái xứ xe máy đông lúc nhúc, Sài Gòn, thì giao thông lúc nào cũng là cái cục to đùng không biết gỡ bao giờ mới xong, cứ tầm tầm 5h chiều là chỗ nào cũng kẹt như nút.

Do đường bé? Không sai, nhưng chúng ta không xây đường trong 1 ngày.
Do lô cốt, lấn chiếm vỉa hè? Không sai, lô cốt là để chống ngập, gián tiếp chống kẹt xe ngày mưa đấy, bà con chịu khó chịu khổ tí sau này lại đỡ phải cằn nhằn, mà khổ cho đám kĩ sư, khi làm thì bị chửi lên chửi xuống, đến khi nó chạy tốt thì có ai nhớ đến lũ kĩ sư đâu.

Nhưng có một cái tôi thấy dân mình sai nhiều, đó là đi không chịu dừng đèn đỏ. Việc này là một trong những việc đơn giản nhất mà tôi từng biết là một người giao thông bình thường có thể làm để giữ giao thông được ổn định.

Tất nhiên việc đèn ra đỏ mà không dừng thì sai toét đi rồi, nhưng cái kiểu đèn vừa đỏ hay đèn sắp xanh mà chạy ráng là một hành động gây tại hại vô cùng lớn luôn. Việc đèn xanh sắp hết hay đèn đó sắp hết ai mà chả biết, vấn đề lạ, giữa xanh đỏ của hai trục đường giao nhau bao giờ cũng có một “khoảng lệch”, không phải bên này xanh thì bên kia đỏ liền, mà có một đoạn hai bên chờ nhau, để chi? Để những người vừa qua đèn xanh cái tích tắc cuối cùng có thời gian để giải quyết nốt cái thực tế là họ vẫn đang chính giữa ngã tư. Nếu ai cũng đàng hoàng chờ cho xanh hẳn hay đỏ hẳn vào lúc này để đi tiếp thì không sao, nhưng vần đề là có rất nhiều người khôn vặt, tận dụng lúc này để ùa lên, thế là cái anh trai tàn dư kai vẫn còn, và có một nùi khôn vặt tràn đến, ôm nhau một cục và chuyện gì đến nó đến.

2. Vứt rác:

Chuyện này nói hoài, và nói trước là đừng đem chuyện so sánh là dân nước ngoài họ thấy rác thì họ nhặt rồi đem hình ảnh đó mà phán cho dân mình.

Bên Pháp dân họ cũng không có làm cái chuyện mà thấy rác trên đường thì nhặt bỏ vào thùng đâu, hồi có một bà già thấy mình làm vậy, bả ngạc nhiên và bảo “chỉ có khách du lịch, hoặc là rác của chính mình thì dân Pháp mới đi lụm lại cho vào thùng thôi”. Uh thì cũng không ngạc nhiên, vấn đề là trong thông tin bà í đưa ra có điểm đáng lưu ý là “rác của chính mình”.

Kinh nhất phải kể đến là mấy bà madame đi xe ô tô ở VN, bị say xe ói vào bọc rồi quăng qua cửa sổ tỉnh bơ. Thôi nói đến đấy đủ hiểu. Tại sao không biết chờ đến dừng xe rồi đi vứt chứ? Giữa phố cũng có nhé, đường trường thì còn có thể thông cảm phần nào (tất nhiên cũng đáng lên án).

Tiếp theo là việc nhổ kẹo sing gum, phải đi cạy cái này mới thấy việc phun bã kẹo sing gum là việc vô văn hóa chả kém gì việc quăng rác ra giữa đường. Việc đơn giản mà bạn có thể làm, là khi khui sing gum, thay vì vứt giấy thì hãy giữ nó lại, nhai xong gói vào mẫu giấy đó rồi bỏ vào thùng rác, nếu không có thùng rác thì nhét tạm vào túi hay cặp, rồi vứt sau, chả chết ai, đơn giản mà đường phố lại sạch trơn.

3. Xếp hàng:

Việc xếp hàng ở VN nói chung là hiếm nhưng dần dần về sau thì mọi người đã biết xếp hàng, đó là điều đáng mừng, và cũng hợp lý vì mọi người ai cũng thấy rõ việc xếp hàng là chuyện hoàn toàn công bằng và thực chất là đẩy nhanh công việc. Việc đáng nói là khá nhiều người vẫn vô duyên nhảy vào đứng đầu hay đứng giữa, đến khi bị góp ý thì lảng đi, hoặc tệ hơn là sừng cồ lên. Việc này nếu những nơi công cộng thì sẽ có người quản lý họ giải quyết, hoặc những nhân viên xử lý hồ sơ hay bán vé có quyền không tiếp. Thực ra loại bất lịch sự như vậy không thiếu, nhưng sau khi bị phản ánh thì cũng quê độ rồi từ đó học cách xếp hàng, tốt cho họ và tốt cho xã  hội.

4. Đọc sách:

Không cần nói việc đọc sách gì hay đọc xong phải rút được bài học gì, đọc sách trước tiên phải là một con người biết chữ, không ngu, và chứng minh được hoàn toàn có thể độc lập tìm hiểu thông tin được, sách báo online rất nhiều, thẻ thư viện cũng rẻ. Đọc sách có một sức mạnh thần ký, nó làm cho nhiều thứ không thể hình dung được hiện hữu trước mắt một cách rất chân thực và lại cũng chả ảnh hưởng đến ai, nếu anh chỉ trích hay chạy xe hay tạt nước ra đường, dù mục đích đúng hay sai hay anh chả có mục đích làm hại ai cả nhưng vẫn có khả năng việc anh làm gây phương hại đến người khác, còn việc kiếm cái ghế hay cái giường rồi ình ra đọc thì chả có ma nào bị cái gì hết. Anh sống riêng thế giới của anh, mặc cho thiên hạ chạy tới lui. Vậy nên thiết nghĩ, không cần phải nhà có điều kiện hay không, như đã nói ở trên là thẻ thư viện rất rẻ, việc đọc sách là một việc siêu dễ nhưng lợi ích thì siêu lớn.

5. Hạn chế chửi người khác ngu:

Có lẽ những người chửi người khác ngu (kể cả trường hợp chửi thầm trong bụng) chả bao giờ biết là họ sai.

Nhưng họ có cái đúng, những người chửi người khác trong bụng đấy, là họ không nói toẹt ra ngoài. Còn cái sai khi chửi người khác ngu là khi mình không cùng hoàn cảnh, điều kiện ràng buộc với người ta, tính tình người ta cũng khác, ví dụ đơn giản thế này, ta nghĩ được đi du lịch, gặp gỡ nhiều người và tạo vô số mối quan hệ hấp dẫn là một đích đến của cuộc sống, vì thế thằng bạn thân của ta ta thấy muốn nó cũng đạt được một cái gì đấy trong cuộc sống, thế là có gì cũng mời nó đi, cũng giới thiệu với nó, bắt tay cười chào hỏi hết người này đến người khác, nhưng thực tế thì nó đâu có muốn vậy, nó muốn một mình và nghĩ ngợi, chiên bánh, trồng cây, quấn quít vợ, bế con,… và với nó đó là hạnh phúc. Để có được hạnh phúc thì chả ai gọi là ngu cả, vì vậy chúng ta khác nhau lắm, đừng vội phán xét.

Nhưng có mấy cái ngu thật, đó là những cái vi phạm chuẩn mực có sẵn, như là viết sai chính tả, nhục mạ ai đó, đánh đập chó mèo, vứt rác blah blah…

Nói đến đấy thôi, mần truyện tiếp đã, đọc truyện luôn là món khoái khẩu.

Đọc “Bạn tôi tình tôi”

Trong 2 ngày, mình đã ngốn thêm được một cuốn, đó là Bạn tôi tình tôi, của Marc Levy.

Vì một lí do khá hấp dẫn dễ thương mà tôi đến với cuốn này, và đọc xong, nói thật là cũng không hối tiếc mấy bởi vì truyện ở mức chấp nhận được, giọng văn và nhịp truyện bình bình, kết thúc có hậu ai về chuồng nấy (ah truyện này nói về chuyện tình cảm). Nhưng không có nghĩa tôi không thất vọng, truyện không mô tả sex độc và hại như ông Murakami, truyện cũng không làm tôi buồn hiu hắt, lo sợ và hạnh phúc vỡ òa và sau đó là yên tâm như Vĩnh biệt Tsugumi. Đọc chỉ để thấy được lối văn của Marc còn đỡ hơn cuốn Giá đâu đó có người đợi tôi hoặc là Hồi ức kẻ sát nhân, rồi cuốn gì của Amelie Nothomb, quên mất tựa.

Truyện làm cho người ta có cảm giác muốn dấn thân và cuộc sống, muốn có một gia đình gọn gàng ngăn nắp, lâu lâu cũng có thể phá cách một chút, rồi có những đứa con ngoan và dễ thương. Những mối quan hệ kiểu như trong truyện hiện đại của Tây thì hơi hiếm, ở Việt Nam lại càng hiếm, li dị vì những lí do xa cách về con người (chứ không phải xa cách về địa lý), nhưng gặp nhau vẫn âu yếm và thậm chí là ngủ với nhau. Rồi cái cô người yêu Sophie của Antoine thì chỉ vì quá cô đơn mà ngủ đúng một đêm với một thằng du lịch bụi đẹp trai rồi có bầu (nhưng Antoine vẫn luôn yêu cô, và, sẽ yêu luôn đứa con ấy nữa).

Nói hơi quá nhưng một phần nào đó tôi thấy tôi giống Antoine, và ở một vài chi tiết vặt khác tôi thấy tôi giống Mathias. Antoine hay lo lắng, và cầu toàn và hay gắt cả lên, Mathias thì rất yêu sách và hơi tuềnh toàng ở một số lúc.

Và ấn tượng nhất, có lẽ là tình yêu bố con của bà chủ nhà hàng, bố bà thời cách mạng Pháp đã bị bắt và sau đó bị xử tử, ông có viết một lá thư cho con gái, ông bảo ông muốn qua London, ông rất yêu cô. Sau này bà qua được London, chôn vật dụng của ông ở London, và khi nhà hàng của bà được Antoine làm mới bà đã gửi cho bố một thông điệp đặc biệt, và sau đó bà đã có thể yên nghỉ bên Glover. Tình bố con trong truyện này thật là tuyệt vời.

Rốt cục tôi nghĩ tôi sẽ nhanh quên cuốn này như những cuốn khác của Marc, nhưng chí ít, lần này tôi cũng sẽ vẫn cho tác phẩm này một lời ngợi khen. Muốn có hạnh phúc phải làm cái gì đấy. (tất nhiên cả “Muốn hạnh phúc, phải cởi cúc” :))))

Chúng ta thật sự không có nhiều thời gian cho sách.

Hôm trước tôi có ghé một community về eBook và bắt gặp một câu hỏi là “trong một năm bạn đọc bao nhiêu cuốn sách?”, tạm thời tôi chưa nghĩ bản thân tôi như thế nào mà tôi lướt đọc những comment ở bên dưới.

“Đọc hết cả cuốn (cover to cover) hay là chỉ vài chương trong cuốn sách thôi cũng được tính là một cuốn rồi”

Nếu tính như cover to cover, thì có một số câu trả lời là 50 hoặc 60. Có người còn tính tỉ mỉ là một năm có 52 tuần, giả sử ta có thể đọc trong 50 năm, thế thì số sách tôi đa chúng ta có thể đọc là 2500 cuốn, thực sự không nhiều lắm, hơn thế nữa 1 tuần 1 cuốn là một tốc độ đọc khá nhanh, không kể tới việc thấm hay không.

Chúng ta có khá nhiều vấn đề quan tâm, như văn học, toán học, vật lí, khoa học cơ bản, kinh nghiệm sống, y học, ngoại ngữ, lối sống, thời trang…. kể ra hết thì cũng khoảng vài trăm vấn đề quan tâm, nếu đem 2500 chia cho khoảng vài trăm thì mỗi chủ để mà ta quan tâm sẽ gói trong khoảng 20 cuốn, con số này không biết các bạn cho là nhiều hay ít, nhưng tôi cho là nó ít. Vấn đề ở đây là ta đang nói về việc đọc cover to cover, nghĩa là đọc hết sạch, từ đầu tới cuối, trong khi đa phần các cuốn sách chỉ hữu ích cho ta trong một số chương hoặc thậm chí là một vài phần riêng biệt mà ta vì cần thiết phải sở hữu toàn bộ cuốn sách để phục vụ cho mục đích cá nhân.

Thế điều rút ra ở đây là gì?

  • Không nên phí phạm thời gian cho những việc khác, mà tốt hơn là đọc sách, tác dụng của đọc sách thì tôi đã nói ở bài viết khác rồi nên không nói ở đây nữa.
  • Tuy nhiên, không nên vì số lượng mà chúng ta chơi trò rush, chúng ta đọc phải có chọn lọc, và không nên nặng quá về việc đọc hết một cuốn sách, có thể là đọc vài chương, đọc chút một, vì quan trọng là cái tiêu hóa, chứ không phải là cái chúng ta nhìn thấy, nói cách khác, thu nhận được gì từ sách mới là quan trọng, chứ số lượng thì không có ý nghĩa lắm ở đây.

Đọc: Phở của Nguyễn Tuân

Trong muôn vàn thực tế phong phú của nhân dân Việt-Nam, có một cái thực tế mà hàng ngày ít ai nỡ tách rời nó, tức là cái thực tế phở. Cái thực tế phở ấy lồng vào trong những cái thực tế vĩ đại của dân tộc.

Xứ Phần Lan rừng thông trùng trùng xanh ngắt, nước hồ biếc biếc, phụ nữ da trắng một màu tượng tuyết, gái trai quần áo len ngũ sắc người nào cũng như nai nịt sắp biểu diễn điền kinh. Mình thành ra lạc lõng vào một thế giới vật chất nó sạch sẽ quá, sạch đến cái mức tạo cho tôi một thứ nghi ngờ nơi đây là một ấn tượng giả tạọ Cảnh và người Hen-xanh-ky, ví phỏng đây đó lem nhem đi ít chút, có lẽ tôi dễ thân gần hơn. Chúng tôi ở đây mười ngày, mỗi ngày họp trả tiền ăn mỗi người là sáu đồng đô la, nó là cái tiêu chuẩn đã khá cao của đoàn đại biểu ta đi hoạt động quốc tế. Mỗi ngày ăn ba bữa, khẩu phần thừa thãi bổ béo; nghi thức lúc ăn thật là trang trọng: đồ sứ, pha lê, khăn bàn trắng muốt, quanh bàn ăn chốc chốc lại cử nhạc, những chị đưa món ăn trông đẹp như rượu rót trong các truyện thần thoại phương Bắc này. Tôi hào hứng làm việc liền liền ở Đại hội Hòa bình thế giới, cơ thể nhịp đều, tâm trí có nhiều sáng kiến. Nhưng ăn uống sao không thấy ngon. Người ta thường nói rằng những bậc vĩ nhân hoặc hiền giả có chí lớn chỉ biết có sự nghiệp mà rất coi nhẹ miếng ăn. Nhưng trường hợp tôi kể ra đây chỉ là cái trường hợp thông thường của một con người bình thường thôi.

(more…)

Vì sao con người ta phải đọc sách?

+ quote: “Reading is to the mind what exercise is to the body.”

– quote: “When I read about the evils of drinking, I gave up reading.”

Đọc sách, với nhiều người, là một thói quen không thể từ bỏ, và có thể trở nên nghiện nó. Chưa thấy việc gì tốt cho trí óc bằng việc đọc sách, đọc đúng nghĩa, chứ không phải là nhìn những dòng chữ lặng lẽ trôi qua mắt. Cá nhân tôi thấy, học qua sách là cái học giúp nhớ lâu nhất. Đây là một đặc điểm hay của input-output của não chúng ta, cái gì nhanh hiểu thì nhanh quên, cái gì lâu hiểu thì lâu quên, nếu hoàn toàn không kể đến việc luyện tập hoặc ôn lại.

Tôi có đọc một bài trên tạp chí Tia sáng (một tạp chí về tri thức, tuy nhiên lâu lâu tôi mới thấy một bài hay) của tác giả Lê Quỳnh Mai (không biết có phải chủ nhà xuất bản Quỳnh Mai không : p) mà theo tôi thì nó khá hay và những trải nghiệm của bản thân đã chứng thực là những điều đó là đúng.

1) Bồi đắp sự thông minh.

2) Tạo ra sự tưởng tượng phong phú.

3) Tăng sự hiểu biết.

4) Có thể đi du lịch qua đọc sách.

5) Cho phép độc giả tự đánh lừa giữa khoảng cách của sự sống và cái chết giúp độc giả chấp nhận sự hiện hữu – những ước muốn không thể thực hiện được.

6) Mang lại những điều tốt đẹp nhất, cho độc giả hiểu rằng bản thân con người không phải là một cái máy, mà là một thực thể văn hóa.

7) Đời sống đầy những nghịch lý. Đọc và viết xóa bỏ những nghịch lý ấy.

8) Đọc có khuynh hướng dẫn đến viết, là một trong những “sở thích và thú vui” đẹp nhất của con người.

9) Đọc và viết là hành động tự do, không bi ép buộc, là hành động “cho không”. Điều “cho không biếu không” này trong đời sống rất khó xảy ra!

10) Từ đọc -> viết -> có thể mang lại cho tác giả một quyền lực khi chính mình tạo dựng cốt chuyện và nhân vật.

Điều thứ 8 khá hay đấy chứ (: điều số 1 và 3 thì có lẽ chẳng cần đọc sách cũng đoán được rồi.

Tôi thích cái điều 8, đọc thì dẫn đến viết, không biết điều nghịch của nó có đúng không, nghĩa là có ai viết nhiều mà không đọc không? tôi nghĩ là không, tôi đã tiếp xúc với những người viết hay, họ có phong cách và cách hành văn đầy cuốn hút và thú vị, thì, những người đó đọc khá nhiều, không cần rất nhiều, chỉ cần khá nhiều là đủ để viết hơi hơi hấp dẫn rồi, tất nhiên càng viết nhiều thì người ta mới tăng kỹ năng tạo hấp-dẫn-nội-dung cho người đọc được.

People say that life is the thing, but I prefer reading. (Logan Pearsall Smith (1865 – 1946))

Đã lâu rồi tôi không gặp lại một avatar, mà tôi cho nó là dễ thương và ý nghĩa, ava đó vẽ hình một con chó đang đọc một cuốn sách, cười thỏa mãn và trên có chữ “Reading is fun”. Reading is fun, chả có gì phải phản đối..

Tag Cloud