Gibberish

Posts tagged ‘Typography’

Tìm hiểu về Typography: Typography là gì?

Lí do tôi viết bài này không được rõ ràng, có lẽ chỉ vì tò mò. Thực ra tôi tham gia mảng đồ họa nhiều thì không nhiều nhưng ít cũng không, chục năm thì không thể gọi là nhiều với nghệ thuật (art, xin phép dùng từ này cho toàn bài viết về sau) vì tôi thuần là một kĩ sư yêu thích art chứ không phải là một người làm art chính cống. Việc này có cái hay và cái dở, nhưng đó thuộc về một bài viết khác.

Tôi biết đến Typography từ hồi tham gia diễn đàn vietphotoshop, giờ tôi không tham gia nữa vì nó không giúp ích gì tôi mấy, nhưng từ cái sự không thích diễn đàn đã làm động lực cho tôi tìm hiểu về Typography, rồi sau đó là Calligraphy, chứ trước đó tôi chỉ thích blend màu và thiết kế web.

Nói về Typography (gọi tắt là Typo, thực ra nên tránh gọi như thế này vì tiếng Anh typo có nghĩa là một lỗi đánh máy) thì dài ơi là dài, nhưng tôi vẫn thích nói về nó, tôi mong muốn viết được một bài đầy đủ thông tin nhất, vừa là thông tin tôi đọc được, hay người khác dạy cho, những gì tôi nhìn thấy và ngẫm nghĩ, cũng như những kinh nghiệm tôi có được khi ngồi mày mò trên Photoshop (Ps) & Illustrator (Ai).

Click image to go to original source – Bấm chuột vào ảnh để đến trang gốc

Typography là gì?

Ý nghĩa gốc của Typo là nghệ thuật và kỹ thuật sắp chữ, và mục đích cuối của typo là làm cho chữ dễ đọc và gây ấn tượng cho người quan sát, những yếu tố chính làm nên typo là: font chữ, độ phân giải, độ dài hàng, khoảng cách của hàng với nhau và khoảng cách giữa các kí tự với nhau (kerning – xin phép được dùng từ này vì từ này ngắn gọn và lại rất hay nữa).

Vì Typo có gốc gác là sắp chữ, nên người làm Typo thường không sáng tác font, họ không nghĩ ra kiểu font mới mà họ đơn giản chỉ là sắp xếp kí tự cho các bản in ấn (sách, báo) chứ không phải dân thiết kế, và ngược lại những người thiết kế font một số người họ cũng không bao giờ bảo họ là dân Typo. Tuy nhiên ngày nay mọi người hay nhầm và, có thể không nhầm, cho rằng tất cả những gì liên quan đến chữ viết, bao gồm viết tay, là thuộc hàng Typo. Nếu các bạn quan sát các nhà in báo thời xưa và sách thời xưa, thì khi in ấn, việc họ làm và sắp xếp các khuôn chữ cái vào một cái bảng, các khuôn này có thể bằng kim loại hoặc gỗ, rồi thành một bảng chữ, sau đó quệt mực lên rồi ịn vào giấy, giống nhưng chúng ta đóng dấu ngày nay vậy, cứ thế, một trang lại ịn một lần. Đó là một trong những công việc của người làm Typo: một typographer.

Bản in cho header của báo chí (Pinterest: Sheryl Ashley)

Ngày nay, vì máy tính nói chung và phần mềm đồ họa nói riêng đã mở rộng khái niệm Typo, không gói gọn trong việc sắp xếp các khuôn chữ nữa. Ngay cả việc đơn giản canh lề cho bài luận văn viết trên word, bạn đã là một Typographer rồi, hay ngồi chọn font cho bài blog, đó cũng là Typo một cách đơn giản dễ hiểu.

Vậy từ bài viết này về sau, Typo sẽ được hiểu là tất cả những gì liên quan đến sắp chữ, thiết kế font, làm quotepic, graffiti v.v…

Hẹn gặp lại ở bài viết kế tiếp: Lịch sử Typography

Forever Autumn

My name belongs to Spring. I love the leaves of the Summer, I was born close to the Winter (October) but Autumn is always my favorite season of the year: silent and fresh air, calm water of the lake, gentle wind strokes though my hair.

This song made me sad a little, as time goes by. So I made this picture to say hello to it while listening to the music. Feel free to use in your blog.

helloautumn

 

Learn InDesign – The materials

Before beginning anything, we should prepare the materials and the spirit.

Here is some seem-to-be good tutorials to get our hands dirty with Adobe InDesign, all in English.

1. What is InDesign, what is it used for?

Right in Adobe home page, they provide us a video about what InDesign is, so we should start from that point (clean English and even the subtitle, yay!):

http://tv.adobe.com/watch/learn-indesign-cs6/what-is-indesign-cs6/

To be short, InDesign is a powerful tool helping us creating high quality documents, and instead of working with brush or effect in Photoshop or Illustrator, InDesign involves in Layout, Typography, Printing… we can even create an interactive PDF document that have embedded videos, animated graphics… Publishing software, that’s how we should describe InDesign.

2. Use tool in InDesign:

http://tv.adobe.com/watch/learn-indesign-cs6/working-with-tools/

Just like Photoshop or Illustrator, InDesign has a tool panel that we can access many tools which are useful and accelerate our working process.

Those are two of 44 useful tutorials written in creativebloq.com: http://www.creativebloq.com/graphic-design-tips/indesign-tutorials-1232639, and mostly linked to Adobe site, which are free and fast to load videos. So let’s start learning.

Otherwise, if you don’t want to learn from scratch, you can intermediately create an artwork and learn through the process, refer to this place: http://design.tutsplus.com/articles/15-indesign-tutorials-for-magazine-and-layout-design–vector-5456

Showcase coming soon!

KORIN 3D text

Softs used: AI cs4 and PS cs4.
Time: Very Quick.
Showcase of a basic but glorious technique. Text goes 3D.
K-pink
Blue
Special color-burned edition. Studio!
Korin

Mình sẽ thử xài và tạo bằng 3DS Max một thời gian không xa, sau đó là Maya và Cinema 4D.
Nhưng tạm thời AI và PS đang làm rất tốt. Design muôn năm!

Tag Cloud