Gibberish

Posts tagged ‘kiến thức’

Một số giải thích về máy ảnh cho người mới nhập môn

Nói thẳng là tôi mê chụp ảnh, tôi thích chụp đủ thứ. Và xem lại ảnh tôi chụp thì tôi vui.

Thỉnh thoảng tôi thấy bực mình với chính tôi vì khi chụp xem hình thấy rất cool, nhưng xem lại trên máy tính thì chỉ thở dài và buông một câu.

Như shịt.

Và đôi lúc cũng bực mình người khác, vì họ không biết mà tỏ ra biết, hoặc họ biết mà họ không chỉ cho tôi biết.

Chính vì những lí do đó, nên nó mới sinh ra cái lí do gì đó, và cái lí do gì đó làm động lực tui viết bài này.

Tui sẽ viết trên nền của một cái máy Canon 60D, một cái máy không quá cùi và cũng không quá xịn, xài được. Và thú thiệt bài này một phần nhiều là tui dịch.

Dưới đây tui cho các bạn thấy cái thân máy (gọi là body)

1-26-2013 8-16-36 PM

A: Nút chụp // B:Đèn chống hiệu ứng mắt đỏ khi chụp chân dung, đồng thời đèn nháy báo chế độ chụp tự động // C: Flash //D: Con quay chỉnh các chế độ chụp //E: Thanh gài để cột dây đeo //F: Microphone (để ghi âm khi quay phim) //G: Nút kích hoạt đèn flash //H: nút tháo lens//I: nắp che các cổng giao tiếp//J: ngàm cho len EF-S//K: Ngàm cho lens EF//L: nút ngắm DOF.

Mặt sau:

1-26-2013 8-23-21 PM

A: nút xóa//B:Công tắc nguồn//C: Con quay chỉnh chế độ chụp//D:Ống ngắm quang//E:Giao tiếp máy với flash//F: Ngàm flash (hot shoe)//G: Nút chỉnh tiêu cự ống ngắm quang //H: Kích hoạt chế độ live view và chế độ quay video//I:Bật chế độ AF //J: Khóa AE/FE (*) // K:Thanh gắn dây đeo//L: Chọn điểm lấy nét tự động//M: menu //N: Nút tắt //O: đèn báo thẻ nhớ đang được truy cập (ghi/đọc) //P: hiện thông tin chế độ hiện hành //Q: khay thẻ nhớ //R: thanh cuộn chỉnh (tùy chế độ chụp mà có tác dụng khác nhau) //S: nút chọn//T: thanh điều hướng //U: Khóa thanh cuộn R // V: xem ảnh // W: màn hình.

1-26-2013 9-04-23 PM

A: Chỉnh chế độ chụp // B: Nút mở khóa, ấn xuống để xoay được A // C: Đèn flash // D: Chọn chế độ Auto-Focus // E: Chọn chế độ chụp: một tấm, nhiều tấm trong nhấn nút, etc. // F: chỉnh ISO // G: Nút chụp // H: Núm chỉnh chính // I: nút bật đèn màn hình LCD // J: chọn chế độ đo sáng (metering mode) // K: thanh cột dây đeo // L: màn hình LCD // M: Điểm đánh dấu mặt phẳng tiêu cự // N: nút giao tiếp máy với đèn flash // O: hot shoe.

10 điều về động vật ta hay nhầm

Hôm nay thấy cái list hay hay nên dịch ra cho bà con đọc chơi. Thế giới loài vật trên trái đất rất phong phú, nhưng không phải ai cũng hiểu đúng, hoặc không phải ai cũng biết.

1, Cừu thì ngu:
Bên Việt Nam không nhiều nhưng trên thế giới, đặc biệt là châu Âu thì cừu được nuôi khá phổ biến và là một trong những con vật quen thuộc của dân bên này. và một trong nhừng điều trước tiên con người nghĩ về cừu, đó là tụi nó rất là ngu. Vì sao lại như vậy, một ví dụ đơn giản mà bạn có thể đưâ ra kết luận cừu ngu là khi trong đàn cừu có một con tăng tốc (bất kể lí do gì) thì lư còn lại cũng ùa ạt chạy theo. (rát tâm lý đám đông), một con cừu thường không tỏ ra có vẻ thông minh hay tự lập gì cả, vì thế khi xếp hạng độ ngu, cừu theo một số ngừoi chỉ đỡ ngu hơn cục đá.
Tuy nhiên khoa học nghiên cứu về động vật chỉ xếp độ thông minh của cừu sau lợn (sẽ nói ở dưới, đừng giật mình), các bộ gặm nhấm và khỉ. Trong một sô bài kiểm tra, chúng thậm chí có kết quả gần bằng con người. Nghiên cứu gần đây chứng minh trong những gia súc, thì trí thông minh của cừu xếp ở vị trí trung bình. Chúng có thể học khá nhanh, có khả năng thích ứng hoàn cảnh tốt,khả năng định hướng tốt và thậm chí có thể lên kế hoạch trước.
Tất nhiên là không có gì quá ghê gớm khi nói về trí thông minh của cừu, nhưng với một loài vật suốt ngày bị kêu ngu, thì được vậy đã là giỏi lắm rồi, rất có cố gắng. –linkos–

2, Cá vàng yếu xìu và hay chết:
Mọi bậc phụ huynh đều có thể tư vấn cho chúng ta khi được đặt câu hỏi về thú nuôi cho con cái, cá vàng, theo suy nghĩ của họ là một con vật không cần quá để tam chăm sóc thường xuyên, và sống cũng không quá lâu. Vứt đi một con cá vàng bị chết sau khi mua 1 tuần là một việc được xem như là … bình thường. Tuy nhiên không phải loài vật này thê thảm nhu chúng ta nghĩ.
Thực chất, khả năng sống của cá vàng tốt hơn chúng ta nghĩ nhiều, một số trường hợp thì phải nói là đáng kinh ngạc. Có loài nhảy ra khỏi bể cả mà có thể sống thêm đến 13h đồng hồ, có con có thể sống đến 7h đồng hồ trên nền đá (xem ví dụ bằng chứng ở đây và ở đây), khi hốt nó lên thì người dính đầy rác bụi bấn. Ta có thể thấy là khi cá sống trong môi trường không cho phép nó có nhiều ô xi để thở, nó có thể làm chậm nhịp sống của chính nó, giống như gấu ngủ đông vậy (con người có làm vậy được không, tôi đồ là không). Và khi được quay lại môi trường nước, chúng hầu nhwu có thể bơi lội lại ngay lập tức. –linkos–

3, Lợn thì ngu:
Thêm một ví dụ về ngu 😀
Rõ ràng một con vật suốt ngày lăn lộn trong phân của chính nó thì không mong đợi gì nó có thể trở thành Einstein rồi, tuy nhiên nhiều người không biết là lợn thông minh hơn vẻ bề ngoài của chúng. Chúng có thể nhận ra tên khi chúng được đặt tên trong vòng một tuần sau khi sinh. Một số nhà khoa học đã làm thí nghiệm so sánh lợn với người như sau: cho một con lợn và một đứa bé vừa mwois biết đi chơi trò chơi điều khiển một cái joy-stick, trò chơi liên quan đến nhận diện và mô phỏng đồ vật, và kết quả là lợn thường xuyên tỏ ra nhanh nhạy hơn so với đứa bé.
Nếu một con lợn (A) đê ý thấy một con lợn (B) đang đi đến chỗ có đồ ăn và nó sẽ đi theo với ý đồ ăn trộm thức ă, khi đó, con lợn B sẽ vân sẽ dẫn A đi theo nhưng sẽ lừa nó đến một nguồn thức ăn giả. Những con lợn đã chứng minh cho ta thấy nó là một trong những loài vật biết được những con vật khác muốn gì và nghĩ gì, một tài năng mà ta chỉ thấy ở tinh tinh và chó. –linkos–

4, Chó có độ thônh minh trung bình khá:
Mọi người đều biết chó thì thông minh, nhưng khoa học đã chứng thực được chúng còn thông minh hơn là chúng ta tưởng. Các nhà nghiên cứu đã làm thí nghiệm giữa tinh tinh, chó và một em bé tập đi, nôi dung bài test là có hai cái rổ lật úp, một cái có đồ ăn, và thử xem đối tượng có tìm ra được ở bên nào có đồ ăn hay không. Nhà nghiên cứu sẽ đưa ra một số tín hiếu, bằng cách gõ lên hộp có thức ăn, hoặc là nhìn vào nó, hoặc làchir về nó hoặc hất đầu về nó. Tinh tinh và đứa con nít gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát hiện ra hộp nào có đồ ăn bên trong trong những thì nghiệm đầu (sau đó thì thành thục ở các thì nghiệm tương tự sau đó), nhưng chó thì lúc nào cũng tìm ra đúng hộp có thức ăn. Trong thí nghiệm, con chó đã chỉ ra đúng 4 lần, nhiều như tinh tinh và nhiều gấp đôi so với em bé. Ban thấy đó, con chó cưng của bạn hiểu bạn tốt hơn con của bạn đấy. –linkos–

5, Đực thì không cho sữa:
Bà mẹ nào cũng muốn ông bố (giá mà) giúp thêm được chừng nào hay chừng nấy. Đàn ông hay phải làm việc xa nhà hoặc là làm biếng, sẽ thật là tuyệt vời nếu các ông góp phần cáng đáng một phần công việc phụ nữ. Trong vụ này, dê mẹ đă gặp may. Dê đực có thể phát triên vú, và, có sữa, và, cho con bú.
Đây là một sự thật dê thấy và được trích nhiều trong khá nhiều tài liệu; nhung chưa có nghiên cứu cụ thể nào giải thích vì sao dê đực lại có vú, thậm chí còn có sữa, vì sao một con đực lại mang trên mình một bộ phần hoàn toàn mang tính nữ như vậy? Hạ hồi phân giải. Nhưng quý vị đàn ông, quý vị có muốn như vậy không, có vú và cho con bú :)))) –linkos–

6, Cá sấu thì chậm và có da bọc sừng:
Bạn thường nghĩ cá sấu thì có da lớp vảy sừng, dưới nước thì nhanh nhưng lên bờ thì chậm.. đúng không nào?
Tuy nhiên có hai điểm sai ở đây: thứ nhất da của cá sâu không phải vảy sừng, những ô ô trên người tụi nó là kết quả của việc da của chúng bị nứt khi chúng lớn dần lên. Cái sai thứ hai đó là, trên bờ cá sấu cũng nhanh khiếp, chúng có thể di chuyên trên bờ với vận tốc 16kh/h (quy đổi ra là 4m/s) và bạn nghĩ xem, chúng không thường xuyên tấn công trên cạn, nhưng khi con mồi ở khá gần, vật tốc đó là quá dư thừa.
Một sự thật nữa mà đa số mọi người đều biết đó là chúng, cá sấu, là những tay giết chóc đáng ghờm nhất trong lãnh địa của chúng. Chúng ta rút ra kết luận này khi thấy chúng tấn công và ăn những con vật ăn cỏ như hà mã (vâng, hà mă ăn cỏ) và gấu.Nhưng có khi nào nó đụng một tay “anh chị” thứ thiệt chưa. Để tôi nói cho bạn biết, người ta đã ghi nhạn một trường hợp cá sấu nước mặn đập nhau với cá mập và…hạ gục luôn. Kể ra cũng chiến khiếp nhỉ? –linkos–

7, Động vật không tưởng niệm cái chết:
Tất nhiên động vật biết thế nào là cái chết: chúng tự vệ và bảo vệ những con non, và một số khác thì giết con khác để làm đồ ăn. Tuy nhiên sẽ hơi ngạc nhiên nếu chúng a biết một số loài tổ chức tang lễ đàng hoàng cho đồng loại của chúng. Khỉ đầu chó chẳng hạn, hormon của chúng về stress tăng mạnh khi có con trong đàn bị chết (giống như con người). Người ta còn quan sát được một con cáo đỏ chôn bạn nó.
Voi thường bảo vệ xác những con chết, ngay cả khi hồi còn sống chúng không liên hệ gì với nhau. Nếu chi giẻ cùi phát hiện một đồng loại bị chết, chúng sẽ xem xét xác chết và thông bao cho những con giẻ cùi khác trong vùng biết theo, không có gì là lạ, có thể chúng cảnh báo nhau về một mối nguy hiểm nào đó đang rình rập và gây ra cái chết cho đồng loại chúng và có thẻ chính chúng, nhưng lạ một chỗ là, chúng không ăn uống gì trong hơn một ngày. Vậy ở đây ta thấy con vật giống con người, hay là con người giống con vật đây? –linkos–

8. Quan hệ tình dục của loài vật chỉ mang tính nghĩa vụ:
Đa sô mọi người nghĩ vậy, đặc biệt xem lũ thỏ và chuột đẻ liền tù tì, đẻ như một cái máy. Nhưng cả hai loài này khá là “thi sĩ” khi làm tình: chúng sẽ gần như là hát một bài để chúc tụng cho cái nghi thức quan hệ tình dục mà chúng đang làm.
Thỏ rất hay làm vậy, nó hay hộc lên nhừng tiếng nho nhỏ để báo cho bàn tình biết sự sẵn sàng của mình. Chuột còn cao cơ hơn, chúng như hát khi quan hệ tình dục. Sóng chúng phát ra là sóng siêu âm nên tai người không nghe được, nhưng khi ghi âm lại và giảm tầng số đến mức con người nghe được, đó là một bài ca khá bài bản mạch lạc. Con chuột đực chỉ hát như vậy khi có sự hiện diện của chuột cái, hoặc chúng bị “thức tỉnh” bởi mùi của chuột cái. Xem ra chuột có vẻ “tinh tê” hơn hình ảnh mà chúng ta nghĩ, chúng không hoàn toàn là nhưng tay quan hệ tình dục dơ bẩn bừa bãi và làm tình như một cái máy. –linkos–

9. Cá là những anh chàng nhút nhát:
Thường thì đúng, cá khá nhút nhát. Đa số cá sông ăn côn trùng bay trên mặt hồ, một số khác thì ăn cây cỏ.
Nhưng ở châu Âu là có một loài cá da trơn nghĩ khác, chúng khá là giang hồ. Chúng sẵn sàng săn bồ câu uống nước ở ven hồ, chúng lởn vởn ở mép nước (sidle), nhảy lên đớp đứt giò hoặc cánh con bồ câu, nếu được chúng sẽ lôi nguyên con bồ câu xuống nước để ăn cho tiện. Ghi chú: đừng đi câu cá ở châu Âu :))) –linkos–

10. Lạc đà hay bị chảy mồ hôi:
Bất kể thứ gì sinh sống ở sa mạc sẽ bị mất nước vì sự thoát mồ hôi. Ban ngày nhiệt độ lên đến 38 – 39°, thứ có thể không mất mồ hôi, đó chính là rô bốt, hoặc là con lạc đà.
Đa số các động vật đổ mồ hôi tại nhiẹt độ bình thường của cơ thể,khi trời ấm hơn, xu hướng của cơ thể sẽ giải thoát bớt nhiệt ra ngoài. Nhưng lạc đà để nhiệt độ cơ thể của chúng cực cao: 48-49°C, cơ thể cua chúng sinh ra để không cần biết đến cái nóng, bạn hãy nghĩ đi, đồ mồ hôi làm mất đi thứ quý giá nhất trên sa mạc: nước.

Những thành phần cơ bản để xây dựng một công trình


1. Nền móng:

Nền móng là phần quan trọng bậc nhất của một công trình, vì nó là kết cấu đỡ toàn bộ ngôi nhà, giúp các kết cấu còn lại như tường, đà kiềng, cột có chỗ tựa lên. Móng làm không kĩ, yếu, thì sẽ ảnh hưởng xấu đến ngôi nhà như sụt lún, nứt gãy v.v… Việc xây dựng móng bắt đầu bằng công việc đào đất và sau đó là tiến hành xây dựng, móng là bộ phận ở sâu nhất của công trình, có tác dụng chịu tải trọng công trình và phân phối lực của công trình truyền vào đất ở bên dưới, neo giữ công trình chống lại các lực theo phương ngang, để công trình không bị di chuyển (trượt) theo phương ngang. Giúp cho công trình không bị lật và đối với những công trình thượng tầng nó là nền tảng cân bằng cho các cấu trúc cao bên trên.

2. Cột:

Dễ hiểu nhất nó là phần nối phần nền móng với tầng phía trên, nó có nhiều tác dụng: chịu lực, giữ cho sàn phía trên, làm chỗ tựa để xây dựng tường, ngòai ra nó còn có tính năng trang trí nữa. Chiều cao của cột thường là trên 450mm, chất liệu thì thường là đá tự nhiên hoặc đá nhân tạo (chính là bê tông cốt thép) hoặc là một khối gạch xây, khối gạch xây chỉ cho nhà ở bình thường vì khả năng chịu lực không lớn.

3. Tường:

Tường có tính năng chính là: bao che cho công trình thành một khối xây khép kín nhằm chống trộm và côn trùng, ngoài ra giúp giữ ấm cho đông và mát cho hè, chống gió và ánh sáng cường độ lớn. Đối với tường chịu lực (khối xây dày) thì tường còn có tác dụng chịu lực và tạo thành vách cứng trong kết cấu cao tầng. Tường thường được xây bằng gạch hoặc cũng có thể là bê tông cốt thép khi là vách cứng của các nhà cao tầng.

4. Ngưỡng cửa (bệ cửa, bâu cửa), lanh tô (lintel), và chejja (mái hắt, ô văng)
Khung cửa sổ ít khi để không không lên tường mà sẽ được để lên một dầm bê tông cứng để trực tiếp để khung, dầm này được gọi là bệ cửa, bệ cửa được thấy ở dưới khung cửa. Ở phần đối diện, phía trên khung cửa, người ta sẽ bố trí một cái dầm bê tông nữa, cái này gọi là lanh-tô, cũng là để chịu khối xây phía trên, do đó, khung cửa chỉ chịu lực duy nhất là mấy cái cánh cửa sổ thôi (+chậu hoa :D). Chejja là một tấm mỏng (thường là bằng BTCT, dài từ 600 đến 800) chìa ra phía ngoài để bảo vệ cửa sổ và cửa đi khỏi nắng và mưa, đôi khi chejja được bố trí thêm một vách đứng vì lí do thẩm mĩ.

5. Cửa và cửa sổ:
Chức năng của cửa là tạo lối đi thông qua các tường trong ngôi nhà, và cánh cửa là để khống chế sự “giao thông” đó. Số cửa của một công trình càng ít càng tốt (có nhiều lí do: đi vòng vo nhiều phiền phức, vì lí do phong thủy chẳng hạn. Bề rộng của cửa cũng rất quan trọng, thường 1000 -1200mm (mỗi người bình thường giao thông thì bề rộng cơ thể + tay chiếm khoảng 600, để đảm bảo 2 người có thể đi lại cùng lúc qua cánh cửa thì bố trí phải như trên, hoặc không thì 600 cũng được, nhưng như thế về mặt kiến trúc sẽ xấu, vì chiều cao giữ nguyên mà chiều rộng ít xịt thì nó thô).
Cửa sổ nhằm lấy sáng và thông gió, bề dưới cửa cách sàn từ 0.75m-0.9m (tốt nhất là trong khoảng tầm mắt người, và phải cao hơn chiều cao của trọng tâm người, tránh ngã lộn nhào ra ngoài, đặc biệt là những tầng trên cao). Có một số ngoại lệ với nhà cao tầng khi cửa sổ hòan toàn bằng kính, thì có thể bố trí đi từ sàn đến trần nhà, nhưng lúc này chỉ là thuần lấy sáng). Trong khu vực nóng ấm, diện tích cửa sổ của một khu vực (phòng) nên chiếm 15 – 20% tổng diện tích sàn (ví dụ phòng 5m2 thì ít nhất là phải có 1.5m2 cửa sổ). Tuy nhiên như thế tính toán hơi không hợp lí (phòng cao quá thì sao), nên để thuận tiện, người ta sẽ tuân theo quy tắc cứ 30m3 thể tích thì có 1m2 cửa sổ mở.

6. Sàn nhà:
Sàn là một kết cấu cực kì quan trọng, sàn ở dưới cùng của nhà còn gọi là nền. Một nền nhà cơ bản thường được chuẩn bị như sau: gạch vụn, đá dăm, vữa, và được đầm kĩ, tạo một lớp dày không bé hơn 100 mm. Phía trên có thể láng hồ xi măng (phong cách năm 90s ở VN) hoặc gạch men hoặc gỗ hoặc thảm sàn tùy nhu cầu sử dụng). Đố với các sàn của tầng phía trên, có thể bằng bê tông cốt thép với nhà cao tầng hoặc ván gác lên dầm thép hoặc gỗ.

7. Mái:
Bộ phận này cũng rất quan trọng. Nó che chắn cho kết cấu bên dưới, và nó được làm lộ ra thiên nhiên nên không cho phép có chỗ lủng (còn tùy vào thiết kế kiến trúc, như giếng trời chẳng hạn, nhưng vậy đâu phải là lủng :D).
Lợp mái bằng ngói hoặc các tấm lợp thì rất nhanh và dễ dàng, nhưng chọn giải pháp đó thì không thể cơi thêm tầng, để cơi thêm tầng, người ta có thể làm mái bằng, nếu có lát thêm gạch thì phục vuj chống thấm cũng rất tốt. Tuy nhiên, đối với những nước ở châu Âu, mái cần có độ dốc để tuyết không đọng, nếu cứ làm mái bằng toàn bộ, thì tuyết đọng mùa đông có thể gây sụp mái rất nguy hiểm. Trên mái còn được bố trí bể nước mái.

8. Bậc tam cấp, thang hoặc thang máy:
Bậc có 3 bậc trở xuống (tam :D) thì gọi là bậc tam cấp, có thể dao động số lượng một hai bậc (không nhất thiết là 3, và cũng không có tứ cấp hay ngũ cấp), nhiều hơn thì gọi là thang. Những kết cấu này giúp người ta đi lại giữa các cao độ khác nhau (tầng này sang tầng khác chẳng hạn). Thang máy chỉ bố trí cho nhà trên 5 tầng.

Tag Cloud