Gibberish

Posts tagged ‘tự học JS’

Ngẫu hứng: jQuery

Đang muốn học và hoàn thiện về CSS và HTML, thế là kiếm một diễn đàn free nào đó để thực tập. Hôm nay và thử một trang zetaboard và thấy họ đăng về jQuery, thiệt hơi hơi xí hổ là cóc biết gì về nó cả, thể là thử tìm tài liệu, một vài bài hướng dẫn và bắt đầu học khi có thời gian rảnh kể từ hôm nay (cũng khó, đồ án và bài tập ngập đầu, time đâu mà ôm sô mấy cái này, nhưng kệ, cứ thu thập tài liệu đã).

jQuery là một “cái gì đó” của Javascript. Vậy phải có một chút hiểu biết về Javascript, nhưng món ấy thì mình chỉ mới đọc sơ sơ, và có thể nói là chưa biết gì về Javascript.

Dưới đây là tập hợp một số nguồn học jQuery, dĩ nhiên là tiếng Anh, bởi tiếng Việt thì khó mà kiếm được một trang thỏa mãn đủ: hướng dẫn đầy đủ chính xác, không sai chính tả và site tồn tại lâu.

Tạm thế đủ rồi, giờ thì chán rồi, hẹn bạn nghiên cứu lần sau, cùng với Illustrator :D:D

Continue learning javascript

Ở hai bài viết trước tôi đã nói về nguồn gốc của JS và hướng dẫn viết một vài ứng dụng cơ bản của javácript, trong bài viết này, ta sẽ tìm hiểu sự tương thích của JS và trình duyệt.

Ở bài viết về document và thuộc tính bgcolor của document, ta thấy chúng đều tương thích tốt với IE lẫn Netscape, ta gọi những ứng dụng JS như vậy là tương thích chéo (cross-browser compatible). Tuy nhiên, không phải bao giờ sự hiển thị và thực hiện JS cũng giống như nhau, có sự khác nhau, nhất là giữa các phiên bản JS và các phiên bản trình duyệt.

Language Version Netscape Navigator Version Internet Explorer Version
JavaScript 1.0 (equivalent to JScript 1.0) 2.x 3.x
JavaScript 1.1 3.x N/A
JavaScript 1.2 (equivalent to JScript 3.0) 4.0–4.05 4.x
JavaScript 1.3 4.06+ N/A
JavaScript 1.4 (equivalent to JScript 5.0) 5.0
JavaScript 1.5 6.x and 7.x 5.5 and 6.0

Bảng này cũng đã cũ rồi (khi IE đã có bản 8, còn Netscape hầu như ít ai để ý đến)

Dive into the first JS application

bài viết trước ta đã làm quen với JS, xem JS là gì và tìm hiểu sơ qua JS có thể mạnh như thế nào…

Giờ ta sẽ bắt đầu thực tập việc code JS, cũng như tìm hiểu những script (dịch dân dã là “đoạn mã ngắn”).

Tag <script>, và ứng dụng JS đầu tay

Việc đưa JS vào một trang web cũng giống như việc đưa vào một đoạn HTML, ta sử dụng tag (thẻ – nhưng ta sẽ không dùng từ thẻ mà dùng tag) để đánh dấu đoạn khởi đầu và kết thúc của một đoạn code. Và tag mà ta sẽ dùng ở đây là <script>, nó sẽ giúp cho trình duyệt hiểu là những chữ tiếp theo, kết thúc bằng </script> là một đoạn mã JS để thực thi chứ không phải là HTML để trình bày (HTML thì kết quả của nó sẽ là trình bày, chứ không thực thi một chuyện gì cả), phần kí tự nằm giữa <script> và </script> được gọi là script block.

Ta có thể chèn tag <script> vào phần header của trang web (giữa <head></header>), hay trong phần BODY (giữa 2 tag HTML <body></body>). Và mặc dù ta hoàn toàn có thể đặt JS ở ngoài những vùng đó (trước <html> hoặc sau </html>, nhưng làm vậy thì không hợp chuẩn web và sẽ tạo ra thói quen xấu. Lập trình cũng có chuẩn của lập trình, giống như xây dựng thì có tiêu chuẩn xây dựng vậy.

Tag <script> có một số thuộc tính, và thuộc tính hay dùng phổ biến nhất là language type. Như ta đã nói ở trên, JS không phải là ngôn ngữ script duy nhất, những ngôn ngữ script khác nhau thì cần những bước thực thi khác nhau. Vì vậy, thuộc tính language sẽ giúp trình duyệt hiểu script sẽ được biên dịch như thể nào. Và không có gì dễ đoán hơn là nếu ta code JS thì thuộc tính language sẽ mang giá trị Javascript.

Vậy tag script của chúng ta sẽ bắt đầu như sau:


<script language="javascript" type="text/javascript">

Việc thêm thuộc tính language là một thói quen tốt, tuy nhiên ta có thể bỏ qua nó, các trình duyệt, ví dụ như IE, mặc định ngôn ngữ script là JS, vì thế nếu gặp <script> mà không có đặc tình language, trình duyệt sẽ hiểu nó là JS. Nhưng trong code thực hành, chúng ta nên giữu thói quen thêm thuộc tính language vào.

Với một số site, script mặc định sẽ không phải là JS, ngừoi ta gọi những loại script đấy là script chạy trên phía server (JS của ta thì chạy trên trình duyệt của người lướt web), vì vậy lúc đó ta phải để ý đến thuộc tính language, thêm nữa là phiên bản của JS mà ta sử dụng. Những trang mà ta sẽ gặp sẽ là site viết bằng ASP.

Tuy nhiên, chuẩn web ngày nay đã không còn đề cao chức năng của thuộc tính language nữa, nên có thể bỏ qua. Bây giờ ta sẽ nói về thuộc tính type. Đây là thuộc tính bắt buộc của tag <script>. Và nó sẽ dẫn đến việc tag <script> như sau:


<script type="text/JavaScript">

Tuy nhiên với một số trìnhh duyệt cũ, thì tương thích là việc ta cần chú ý, và khi đó, tag như sau là tối ưu:


<script language="javascript" type="text/javascript">

Để ý là phiên bản JS sẽ được định bởi thuộc tính language chứ không phải type.

Bài đâu tiên: tô mọi thứ màu đỏ

Ta sẽ thực hành một chút JS bằng cách code sao cho nền của trình duyệt sẽ có màu đỏ. Xem code dưới đây:


<html>

<body BGCOLOR="white">

Paragraph 1
<script language="javascript" type="text/javascript">

document.bgColor= "RED";

</script>

</body>

</html>

Lưu lại dưới tên, ví dụ tôi lấy tên bai1.htm, sau đó mở bằng trình duyệt để xem. Ta sẽ thấy một site màu đỏ với góc trên bên trái là dòng chữ Paragraph 1. Khoan đã nào, chẳng phải ở TAG body chúng ta đã đặt bgColor là white rồi sao, vậy sao lại là màu đỏ? ta sẽ tìm hiểu xem chuyện gì xảy ra ở đây.

Như trên ta đã thấy, ta đặt BODY là white, nghĩa là page sẽ mang màu trằng, nhưng ngay phía dưới ta lại code ngay JS là document có thuộc tính RED, document có rất nhiều thuộc tính, ở đây, document chính là page, nên page sẽ có màu đỏ.

Mỗi dòng trong cặp tag <script></script> được gọi là một statement- khai báo, hay đơn giản hơn là câu lệnh. tuy nhiên có một số câu lệnh dài hơn một dòng. Ta cũng sẽ để ý đến dấu chấm phẩy (semicolon ; ), được dùng để báo một câu lệnh chấm dứt. Trong JS việc đặt “;” khá thoải mái, nhưng thực hành code cho tốt thì nên để dấu “;” hợp lý và đúng chỗ.

Và nên nhớ tag đóng </script>

Introduction to JavaScript

JavaScript là gì?

Đầu tiên, nó là một ngôn ngữ máy tính, cái này thì biết roài, chuyển qua bước tiếp theo.

JavaScript mang tính interpreter(phiên dịch) hơn là compiler (biên dịch). Điểm khác nhau của hai thằng này nếu nhớ không lầm là IN~ thì đọc tới dòng nào thì dịch dòng đó, còn COM~ thì gom hết dịch một lần, hình như có một tên khác nữa là ngôn ngữ kịch bản (?), không nhớ chắc lắm.

Òa, tra trong sách ra thì nó diễn giải IN~ là như thế này: vì JavaScript là một ngôn ngữ mà máy không hiểu gì cả, ta sẽ cần một cái gì đó để biến cái code JavaScript đó thành cái gì đó khác mà máy hiểu được. JavaSript chạy trên trình duyệt, nên khi trình duyệt đọc JavaScript, nó sẽ thực thi một quá trình gọi là biên dịch (giống như dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt), điều đáng chú ý là việc biên dịch xảy ra lúc mà code đang chạy (vậy là mình nhớ như trên là đúng, kiến thức tin học đại cương hồi cách đây 2 năm, hehe) , và nó phải lặp lại mỗi khi code chạy lại, một ngôn ngữ khác ngoài JavaSript chạy tương tự vậy (nghĩa là chạy kiểu interpreter) là VBScript (VBS).

Điểm khác ở ngôn ngữ compiled là ở chỗ đó,với compiler, code sẽ được chuyển sang ngôn ngữ máy trước rồi mới chạy (ngôn ngữ máy là cái nùi 100100101001 mà người ta thân thương gọi nó là hệ đếm nhị phân, hệ đếm mà ta hay xài là thập phân: nghĩa là xài 10 (thập) kí hiệu để biểu diễn số-xem thêm bài hệ đếm) , ngôn ngữ lập trình loại này là C++ hoặc là Visual Basic.

Vậy nếu để ý, ta có thể thấy chữ SCRIPT có ý nghĩa hơi hơi rõ ràng rồi. 😀

À, trong sách cũng nói thêm, là: Javascript với JAVA là hai các khác nhau (cái này thì biết rồi), JavaScript thì dễ hơn nhiều so với JAVA, JavaScript được biết đến là ngôn ngữ dễ nhất để học, nhưng khả năng của nó thì rất lớn (có vẻ hơi tương phản nhưng cuộc sống cũng thế, đôi lúc đơn giản mà được dùng phổ biến thì sức mạnh rất là to)

JavaScript và web:

Ta sẽ nghiên cứu và thực thi JavaScript dưới dạng một trang web chạy trong một trình duyệt, JavaScript lần đầu được chạy trong Netscape navigator 2 (gần đây nhất phiên bản của phần mềm này là 9, theo tôi biết, không thì các bạn tự Yahoo+Bing lấy), và điều nên nhớ là ban đầu nó không có tên JS, mà là LIVESCRIPT, nhưng mà hồi đó JAVA đang là hàng hot, nên Netscape quyết định lấy tên JavaScript cho nó cool, khi mà JavaScript có vị thế, thì microsoft cũng tích hợp vào và phát triển một bộ JS độc lập và lấy tên là JScript (theo phong cách đặt tên VBScript), từ đó về sau, mạnh ai nấy phát triển, mặc dù nền chung thì giống nhau, nhưng đủ khác để nếu không cẩn thận thì gặp kha khá vấn đề; ta sẽ xử lí chuyện đó sau, nhưng nếu với hiện nay thì không cần, tại chuẩn hóa hết rồi.

Điểm “quá đã” của web có JavaScript là JavaScript có thể được lưu trên máy, và có thể truy xuất trực tiếp từ máy, giống như chạy một file nào đó một cách thông thường vậy (ví dụ: txt), ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về sau.

er

Tag Cloud