Gibberish

Posts tagged ‘cơ bản’

Một số giải thích về máy ảnh cho người mới nhập môn

Nói thẳng là tôi mê chụp ảnh, tôi thích chụp đủ thứ. Và xem lại ảnh tôi chụp thì tôi vui.

Thỉnh thoảng tôi thấy bực mình với chính tôi vì khi chụp xem hình thấy rất cool, nhưng xem lại trên máy tính thì chỉ thở dài và buông một câu.

Như shịt.

Và đôi lúc cũng bực mình người khác, vì họ không biết mà tỏ ra biết, hoặc họ biết mà họ không chỉ cho tôi biết.

Chính vì những lí do đó, nên nó mới sinh ra cái lí do gì đó, và cái lí do gì đó làm động lực tui viết bài này.

Tui sẽ viết trên nền của một cái máy Canon 60D, một cái máy không quá cùi và cũng không quá xịn, xài được. Và thú thiệt bài này một phần nhiều là tui dịch.

Dưới đây tui cho các bạn thấy cái thân máy (gọi là body)

1-26-2013 8-16-36 PM

A: Nút chụp // B:Đèn chống hiệu ứng mắt đỏ khi chụp chân dung, đồng thời đèn nháy báo chế độ chụp tự động // C: Flash //D: Con quay chỉnh các chế độ chụp //E: Thanh gài để cột dây đeo //F: Microphone (để ghi âm khi quay phim) //G: Nút kích hoạt đèn flash //H: nút tháo lens//I: nắp che các cổng giao tiếp//J: ngàm cho len EF-S//K: Ngàm cho lens EF//L: nút ngắm DOF.

Mặt sau:

1-26-2013 8-23-21 PM

A: nút xóa//B:Công tắc nguồn//C: Con quay chỉnh chế độ chụp//D:Ống ngắm quang//E:Giao tiếp máy với flash//F: Ngàm flash (hot shoe)//G: Nút chỉnh tiêu cự ống ngắm quang //H: Kích hoạt chế độ live view và chế độ quay video//I:Bật chế độ AF //J: Khóa AE/FE (*) // K:Thanh gắn dây đeo//L: Chọn điểm lấy nét tự động//M: menu //N: Nút tắt //O: đèn báo thẻ nhớ đang được truy cập (ghi/đọc) //P: hiện thông tin chế độ hiện hành //Q: khay thẻ nhớ //R: thanh cuộn chỉnh (tùy chế độ chụp mà có tác dụng khác nhau) //S: nút chọn//T: thanh điều hướng //U: Khóa thanh cuộn R // V: xem ảnh // W: màn hình.

1-26-2013 9-04-23 PM

A: Chỉnh chế độ chụp // B: Nút mở khóa, ấn xuống để xoay được A // C: Đèn flash // D: Chọn chế độ Auto-Focus // E: Chọn chế độ chụp: một tấm, nhiều tấm trong nhấn nút, etc. // F: chỉnh ISO // G: Nút chụp // H: Núm chỉnh chính // I: nút bật đèn màn hình LCD // J: chọn chế độ đo sáng (metering mode) // K: thanh cột dây đeo // L: màn hình LCD // M: Điểm đánh dấu mặt phẳng tiêu cự // N: nút giao tiếp máy với đèn flash // O: hot shoe.

Những thành phần cơ bản để xây dựng một công trình


1. Nền móng:

Nền móng là phần quan trọng bậc nhất của một công trình, vì nó là kết cấu đỡ toàn bộ ngôi nhà, giúp các kết cấu còn lại như tường, đà kiềng, cột có chỗ tựa lên. Móng làm không kĩ, yếu, thì sẽ ảnh hưởng xấu đến ngôi nhà như sụt lún, nứt gãy v.v… Việc xây dựng móng bắt đầu bằng công việc đào đất và sau đó là tiến hành xây dựng, móng là bộ phận ở sâu nhất của công trình, có tác dụng chịu tải trọng công trình và phân phối lực của công trình truyền vào đất ở bên dưới, neo giữ công trình chống lại các lực theo phương ngang, để công trình không bị di chuyển (trượt) theo phương ngang. Giúp cho công trình không bị lật và đối với những công trình thượng tầng nó là nền tảng cân bằng cho các cấu trúc cao bên trên.

2. Cột:

Dễ hiểu nhất nó là phần nối phần nền móng với tầng phía trên, nó có nhiều tác dụng: chịu lực, giữ cho sàn phía trên, làm chỗ tựa để xây dựng tường, ngòai ra nó còn có tính năng trang trí nữa. Chiều cao của cột thường là trên 450mm, chất liệu thì thường là đá tự nhiên hoặc đá nhân tạo (chính là bê tông cốt thép) hoặc là một khối gạch xây, khối gạch xây chỉ cho nhà ở bình thường vì khả năng chịu lực không lớn.

3. Tường:

Tường có tính năng chính là: bao che cho công trình thành một khối xây khép kín nhằm chống trộm và côn trùng, ngoài ra giúp giữ ấm cho đông và mát cho hè, chống gió và ánh sáng cường độ lớn. Đối với tường chịu lực (khối xây dày) thì tường còn có tác dụng chịu lực và tạo thành vách cứng trong kết cấu cao tầng. Tường thường được xây bằng gạch hoặc cũng có thể là bê tông cốt thép khi là vách cứng của các nhà cao tầng.

4. Ngưỡng cửa (bệ cửa, bâu cửa), lanh tô (lintel), và chejja (mái hắt, ô văng)
Khung cửa sổ ít khi để không không lên tường mà sẽ được để lên một dầm bê tông cứng để trực tiếp để khung, dầm này được gọi là bệ cửa, bệ cửa được thấy ở dưới khung cửa. Ở phần đối diện, phía trên khung cửa, người ta sẽ bố trí một cái dầm bê tông nữa, cái này gọi là lanh-tô, cũng là để chịu khối xây phía trên, do đó, khung cửa chỉ chịu lực duy nhất là mấy cái cánh cửa sổ thôi (+chậu hoa :D). Chejja là một tấm mỏng (thường là bằng BTCT, dài từ 600 đến 800) chìa ra phía ngoài để bảo vệ cửa sổ và cửa đi khỏi nắng và mưa, đôi khi chejja được bố trí thêm một vách đứng vì lí do thẩm mĩ.

5. Cửa và cửa sổ:
Chức năng của cửa là tạo lối đi thông qua các tường trong ngôi nhà, và cánh cửa là để khống chế sự “giao thông” đó. Số cửa của một công trình càng ít càng tốt (có nhiều lí do: đi vòng vo nhiều phiền phức, vì lí do phong thủy chẳng hạn. Bề rộng của cửa cũng rất quan trọng, thường 1000 -1200mm (mỗi người bình thường giao thông thì bề rộng cơ thể + tay chiếm khoảng 600, để đảm bảo 2 người có thể đi lại cùng lúc qua cánh cửa thì bố trí phải như trên, hoặc không thì 600 cũng được, nhưng như thế về mặt kiến trúc sẽ xấu, vì chiều cao giữ nguyên mà chiều rộng ít xịt thì nó thô).
Cửa sổ nhằm lấy sáng và thông gió, bề dưới cửa cách sàn từ 0.75m-0.9m (tốt nhất là trong khoảng tầm mắt người, và phải cao hơn chiều cao của trọng tâm người, tránh ngã lộn nhào ra ngoài, đặc biệt là những tầng trên cao). Có một số ngoại lệ với nhà cao tầng khi cửa sổ hòan toàn bằng kính, thì có thể bố trí đi từ sàn đến trần nhà, nhưng lúc này chỉ là thuần lấy sáng). Trong khu vực nóng ấm, diện tích cửa sổ của một khu vực (phòng) nên chiếm 15 – 20% tổng diện tích sàn (ví dụ phòng 5m2 thì ít nhất là phải có 1.5m2 cửa sổ). Tuy nhiên như thế tính toán hơi không hợp lí (phòng cao quá thì sao), nên để thuận tiện, người ta sẽ tuân theo quy tắc cứ 30m3 thể tích thì có 1m2 cửa sổ mở.

6. Sàn nhà:
Sàn là một kết cấu cực kì quan trọng, sàn ở dưới cùng của nhà còn gọi là nền. Một nền nhà cơ bản thường được chuẩn bị như sau: gạch vụn, đá dăm, vữa, và được đầm kĩ, tạo một lớp dày không bé hơn 100 mm. Phía trên có thể láng hồ xi măng (phong cách năm 90s ở VN) hoặc gạch men hoặc gỗ hoặc thảm sàn tùy nhu cầu sử dụng). Đố với các sàn của tầng phía trên, có thể bằng bê tông cốt thép với nhà cao tầng hoặc ván gác lên dầm thép hoặc gỗ.

7. Mái:
Bộ phận này cũng rất quan trọng. Nó che chắn cho kết cấu bên dưới, và nó được làm lộ ra thiên nhiên nên không cho phép có chỗ lủng (còn tùy vào thiết kế kiến trúc, như giếng trời chẳng hạn, nhưng vậy đâu phải là lủng :D).
Lợp mái bằng ngói hoặc các tấm lợp thì rất nhanh và dễ dàng, nhưng chọn giải pháp đó thì không thể cơi thêm tầng, để cơi thêm tầng, người ta có thể làm mái bằng, nếu có lát thêm gạch thì phục vuj chống thấm cũng rất tốt. Tuy nhiên, đối với những nước ở châu Âu, mái cần có độ dốc để tuyết không đọng, nếu cứ làm mái bằng toàn bộ, thì tuyết đọng mùa đông có thể gây sụp mái rất nguy hiểm. Trên mái còn được bố trí bể nước mái.

8. Bậc tam cấp, thang hoặc thang máy:
Bậc có 3 bậc trở xuống (tam :D) thì gọi là bậc tam cấp, có thể dao động số lượng một hai bậc (không nhất thiết là 3, và cũng không có tứ cấp hay ngũ cấp), nhiều hơn thì gọi là thang. Những kết cấu này giúp người ta đi lại giữa các cao độ khác nhau (tầng này sang tầng khác chẳng hạn). Thang máy chỉ bố trí cho nhà trên 5 tầng.

Tag Cloud