Gibberish

Vui vui cơ thể người

Nay có gặp một câu hỏi như thế này :

Tại sao lỗ dis bị trầy nhưng đi ị không bị nhiễm trùng, nhưng nếu lấy shit bôi vào bất kì chỗ trầy xước nào trên cơ thể sẽ bị nhiễm trùng.

Trả lời thế này :

Các mô xung quanh lỗ dis và trực tràng có khả năng chống nhiễm trùng tốt hơn nhiều so với những vùng da khác trên cơ thể. Khả năng lây lan và nhiễm trùng thấp hơn rất rất nhiều so với những vùng da khác. Vậy nên những vết trầy xước hay phẫu thuật ở lỗ dis việc xử lý vết thương đơn giản hơn những chỗ khác.

Hỏi tiếp : nếu mấy mô này hiệu quả như vậy tại sao nó không phát triển ra toàn cơ thể nhỉ?

Trả lời tiếp : không cần thiết, với lại chẳng ai muốn mình nhìn giống cái lỗ dis cả.

Bài học hôm nay đến đây là hết, chúc mừng bạn đã biết thêm về sức mạnh của lỗ dis.

Có nhiều cuốn sách mua chưa bao giờ đọc, cũng có nhiều game mua nhưng chưa bao giờ chơi, và những bộ phim tải về chưa bao giờ xem. Tuy nhiên, trong cái bộ sưu tập đáng tự hào kia, luôn tồn tại những thứ lôi ra coi đi coi lại hoài. Vì lười? Vì nó quá hay? Vì khi nhỏ xem nhớ quá nên nghĩ tới phim coi cho giải trí thì ngay tắp lự nghĩ tới nó? Tất cả những lý do đó luôn. Nay tôi muốn nói về Sherlock Holmes, nhân vật sống động có lẽ là bậc nhất trong văn học Anh. Sherlock Holmes thì ai cũng biết, chưa đọc hết bản gốc Conan Doyle thì cũng nghe ra rả trong mấy cái show anime trinh thám và phim điện ảnh. Ở trên đời này mà không biết về Sherlock Holmes thì… cũng không sao, nhưng nên biết.

Giống như nhiều tác phẩm văn học kinh điển, không thể tránh khỏi việc Sherlock Holmes được đóng đi đóng lại sau mỗi chục năm (giống như mấy phim của Kim Dung, xưa thì nội dung, diễn xuất hay, nay thì gái xinh da trắng mịn như búp bê, cái nào cũng có tính giải trí riêng của nó, khục khục). Ví dụ gần gần đây một chút thì có serie Sherlock do Benedict Cumberbatch thủ vai, còn phim điện ảnh thì có hai tập do Robert Downey Jr. đóng. Tui coi hai tập phim rồi, nhìn chung là được, cái ông Iron man (vẫn quen gọi vậy hơn) đóng tưng tửng vui vui, suy luận trong phim này thì làm hơi nhanh, coi cũng tạm thỏa mãn, nhưng không có cảm giác gay cấn, không có những cảm giác sợ hãi lây từ những nạn nhân trong phim. Serie Sherlock thì nằm trong bộ sưu tập tải-về-chưa-xem-hết đã đề cập ở trên (trên Netflix cũng có), đóng không phải là tệ, Cumberbatch rất giỏi, nhưng chỉ ở mức giỏi thôi, chưa đến mức xuất sắc khi diễn Holmes. Còn một vài bản khác nữa nhưng xưa cũ quá nếu không fan Sherlock Holmes kể ra cũng ít người biết.

Jeremy Brett as Sherlock Holmes trước 221B Baker Street, London (hình lấy từ pinterest)

Show Sherlock Holmes năm 1984 do Jeremy Brett, diễn viên người Anh, thủ vai. Serie kéo dài 41 tập, chiếu trong 10 năm từ 1984 đến 1994 (Jeremy mất 1 năm sau đó). Jeremy không phải đẹp trai, nhưng mắt thì bén như dao. Nhiều lúc như vậy là đủ, một người nhìn lùi xùi nhưng mắt sáng thì rất khó quên người ta. Người ta hấp dẫn ở cái thần thái, chứ không phải là nhan sắc, kiểu kiểu vẫn có những cậu và những cô nhìn rất xinh, nhưng rất dễ quên vì ngoài cái mặt xinh ra họ không còn cái gì khác đặc biệt. Khi đọc Sherlock Holmes của Sir Conan Doyle, chúng ta sẽ hình dung một hình ảnh Sherlock của chính mình, và Jeremy Brett phải nói đã dựng nên một hình ảnh gần nhất với mô tả của Doyle, đến nỗi nhiều thảo luận sau này hay bảo Brett là OG Sherlock (Sherlock bản gốc). Ở Việt Nam ngày xưa VTV 3 chiếu lúc 6h tối, giai đoạn nào thì tôi không nhớ chính xác (cuối 90s đầu 2000?).

Sherlock Holmes suy luận giỏi, một quái kiệt (tài năng và tính cách), nhưng cũng rất quan tâm đến người khác. Những bản hiện đại hay quên mất hoặc cố tình quên cái sự tử tế của Holmes mà chỉ xoáy sâu vào tài suy luận và khi nói về quan hệ với người khác, họ nhấn mạnh cái sự asshole của Holmes nhiều hơn. Chi tiết này không giống bản gốc, nhưng cũng khó trách khi cái tài suy luận chính là cái đã đẩy Holmes lên mức vô địch thiên hạ, nên họ khai thác điểm này. Bên cạnh đó, Holmes của những bản hiện đại rất là OP, xem phim làm người ta có cảm giác không có gì là Holmes không làm được. Holmes do Jeremy thủ vai có tính con người hơn nhiều. Hệ quả là, coi bản 1984, người xem sẽ có cảm giác sợ hãi, ghê rợn, và buồn theo mạch phim, kèm thêm tính gay cấn, tò mò trong trinh thám, bản 1984 phải nói là thành công.

Tôi chỉ vô tình tìm lại được nguyên bộ này rồi tải về (khi bé xem trên VTV rất thích), phấn khích nên viết vài dòng. Song song với bài viết, tôi có thử tìm mấy diễn đàn phim ảnh, hóa ra thấy đa số fan Sherlock Holmes đều nhận định bản này là kinh điển, ý kiến của tôi chẳng phải là một cái gì mới mẻ. Nhưng không sao, viết cho thỏa cái sự thèm viết. Một chi tiết khác khiến nể Jeremy Brett hơn nữa là ông này khá là cống hiến cho vai Holmes và những cống hiến này làm cơ thể suy nhược hẳn sau 10 năm đóng phim, ví dụ như Holmes hút thuốc khá nhiều, “Brett ngày nào cũng 3 gói thuốc lá, đến tối sau giờ làm việc thì chẳng còn gói nào”, một người trong đoàn làm phim đã kể lại.

Nội dung hay và sát với nguyên gốc cùng diễn viên tuyệt vời xuất chúng, đó là những lí do làm Sherlock Holmes 1984 còn mãi trong lòng giới mộ điệu. Khi ai đó hỏi “Ai diễn Holmes giỏi nhất?” tôi có thể tự tin bảo đó là Jeremy Brett.

Sherlock Holmes thì ở VN các bạn có thể tìm bộ full 3 quyển của nhà xuất bản Văn học. Tiếng Anh thì có thể đọc The complete Sherlock Holmes (2 volumes) của Barnes & Noble Classics. Nếu chỉ cần vài chi tiết để chém gió thì The Sherlock Holmes Book của DK là hoàn hảo. Game thì trên Steam có Sherlock Holmes Franchise, tôi được một ông bạn tặng nhưng ổ cứng thiếu chỗ nên vẫn chưa chơi thử.

Những dịp lockdown ngồi lì một chỗ làm nghĩ ngợi nhiều ghê, kết hợp luôn mid-30 crisis thì thiệt là khó giữ được năng lượng tích cực.

Không nói về chuyện cơm áo gạo tiền, vì nói về chúng nó tôi không biết nói làm sao cho nó đỡ chán. Bài trên FB phải vui và linh tinh, lâu lâu thòi một câu nghiêm túc phải rất tinh tế mới thấy được (nhiều lúc chả có nhưng cứ chêm câu này vào cho những con cừu thấy hoang mang chơi).

Những anh hùng huyền thoại trong truyện hóa ra chỉ là những chuyện loài người nghĩ ra cho vui để thỏa mãn trí tò mò, những cô gái xinh đẹp trong truyện Kim Dung cũng chỉ là hư cấu, sau khi mất một lượng protein các bạn lại tỉnh táo và thấy chúng nó rõ là hư không. Chúng ta sẽ nhận ra mãi mãi chúng ta không thế nào làm siêu nhân đấm phát chết ngay được, chúng ta không thể ai cũng làm thủ tướng tổng thống được. Chúng ta sẽ nhận ra chúng ta không thể hóa lỏng như Alex Mark và phóng điện loạn xạ từ lòng bàn tay được. Chỉ còn lại một sự thật phũ phàng nhưng không đau lòng lắm đó là « Bàn tay năm ngón chữ U, cầm bút thì ít cầm … thì nhiều ».

Những thiên tài đúng là cần phải có tài năng thiên bẩm và may mắn để đạt đỉnh cao. Không phủ nhận việc chăm chỉ nghiêm túc sẽ đạt được một cái gì đó. Câu chuyện về rùa và thỏ chạy đua chỉ đúng khi con thỏ lười biếng và con rùa chịu bỏ công ra chạy. Thực tế khác, con rùa rất nhiều lúc chả thèm cục cựa suốt cả tuần, còn con thỏ búng tay một phát thì biến đâu mẹ nó mất. Giả dụ bạn không thông minh (giả dụ thôi nhe, bạn thông minh, hãy đọc cuốn « Tôi tài giỏi, bạn thì không »), bạn được khuyên là hãy chăm chỉ, rồi bạn sẽ ăn đứt cái thằng thông minh nhưng làm biếng kia. OK đó là khi thằng thông minh đó làm biếng. Nếu thằng thông minh kia nó chăm chỉ nữa thì bạn sẽ như thế nào ? You’re fucked.

Đó là lí do tại sao cái câu « Tri túc tiện túc, đãi túc hà thời túc. Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn » nhảy vào cuộc chơi và làm tâm trí chúng ta bình ổn lại. Biết điểm dừng, biết sức mình đến đâu sẽ « sướng » trong khả năng. Này là cái số rồi, mấy đứa nghĩ nhiều sẽ cứ mãi không hạnh phúc, mấy đứa ngu ngu một chút cái gì cũng cười thì lại được hạnh phúc rất là dễ dàng. Thông minh 0 – Ngu 1.

Lí do cuối cùng tại sao giai đoạn giữa cuộc đời này làm người ta buồn : đó là những thần tượng, những người lớn mà bạn yêu thích rồi cũng sẽ không qua được cái quy luật tự nhiên. Họ ra đi và những tác phẩm còn lại cùng những tiếc nuối. Ennio Morricone, Trần Lập, Chester Benninton, Chí Tài, Minh Thuận, Dolores O’Riordan… ai cũng có cái list tiếc nuối của riêng mình. Bạn sẽ bị tiêu diệt, bạn sẽ bị đổ quỵ xuống, nhưng bạn sẽ phải chấp nhận và đứng dậy bước đi tiếp cho đến khi không bước được nữa thì thôi. Bạn thua con gà trống, nó chết rồi vẫn còn cục cựa, bạn thì không.

« Cuộc đời ngắn ngủi, tại sao cứ phải sân si ? »

« Khồng, cuộc đời ngắn ngủi, nên phải sân si chớ ! ».

Một năm vào được FB chắc 2,3 lần. Bảo lười cũng đúng mà né náo nhiệt cũng không sai. Nhưng có một sự thực là bỏ cái thói lâu lâu chém gió kể cũng nhớ thiệt.

Lục lại lịch sử một chút thì mình biết FB trong những năm đại học, lúc còn nhiều thời gian rảnh và hứng thú để mày mò (sinh viên BK rảnh lắm, học cũng dễ, rớt thi lại đậu ngay, đẹp trai là qua môn) [1], nên biết nhiều thứ giống như hồi vọc Yahoo với những emoticon (hồi đó emoticon nổi, chưa có emoji) hay nick ảo hầm bà lằng. Một trong những vọc FB mình có lẽ thích nhất và cũng ghét nhất là 2 đoạn scripts: 1 là phát hiện và thông báo ai biến mất khỏi list bạn bè, 2 là chặn cái seen của chat trên FB.

Cái script số 1 thật ra cũng chả có gì thiên tài, mỗi lần mình online FB thì nó sẽ lưu lại danh sách bạn bè, rồi lần sau mình vào FB lại nó sẽ kiểm tra xem có khác gì nhau không rồi nếu thấy khác nó sẽ báo là “đứa này xóa mày này, chửi chít nó đi!” [2]. Nhiều người xóa không á? Nhiều. Một số “bạn” gặp một lần ở một nơi nào đó xã giao vài câu xong chục năm sau chả biết cái thằng Gia Hien là thằng nào, ảnh đại diện lại râu ria xồm xoàm, thế là cho biến. Có bạn chuyên mua bán online này nọ cũng add, xong mình chả mua bán cái gì, lại lười share và comment hàng của người ta nên được một thời gian cũng xóa luôn. Trong số những người xóa, mình vào profile coi lại cũng chả nhớ là ai, thiệt là nhục cho mình muhaha. Có cả mấy bạn dùng FB kiểu thích thì dùng, không thích thì deactivate nó đi làm cái script kém thông minh kia báo nhầm ối lần, xong mình chat qua trêu “ủa nay không deactivate nữa hả?”, lần đó thì xóa thật luôn =))) Những trường hợp này nói chung là vui.

Cả những trường hợp mình chủ động xóa cũng vui. Một trong số đó là tai nạn trong một lần còn làm nghiên cứu sinh với anh cùng nhà. Trong một lần uống bia vui quá anh em thi nhau xem ai xóa friend FBs nhiều hơn. Lúc tỉnh lại thì đã quá muộn :))) Chịu, tửu lượng mình dỏm. Hy vọng những ai bị xóa sẽ quảng đại và không để ý tiểu tiết.

Cái script thứ 2 thì cũng không có tác dụng lắm, kiểu cũng chả có ai chat mấy, cùng lắm vài anh bán sim, nhưng mới xem thì hình như tài khoản đã bị xóa. Có vài tin nhắn cũng khá gấp, nhưng coi lại thì nhắn cách đây 5 tháng rồi, thiện tai, giờ vào mà reply “uh tao đây” có mà ăn dép.

Lâu không xài FB cứ tưởng nó không nhộn nhịp như xưa, hóa ra nó vẫn nhộn nhịp như ngày nào, có khi hơn. Chắc tại cái tính khí nó bớt nhộn nhịp đi nên mới nhầm tưởng như thế…

Tái bút: ủa FB nó gỡ cái gửi Note rồi hả, tìm hoài không thấy trời quơi.

[1] dễ ẹc, cùng lắm 6 năm là xong, không thì qua đại học Đông Đô mua bằng. Dễ nhất Xác suất thống kê, max 5 lần là qua. Còn đẹp trai thì đã được khẳng định. Bên Pháp hồi cũng có đường dây giả bằng của mấy bạn tàu, rất tiếc đã bị tóm, nên thôi các bạn ráng cày cuốc nghiêm túc nhé.

[2] không không, script nó chỉ báo lịch sự là “Bạn XXX không nằm trong list bạn bè của mày nữa” thôi

Thực ra khi đi phỏng vấn trước giờ chưa ai hỏi mình câu ”trong năm năm nữa em thấy mình ở đâu” bao giờ, nhưng đọc mấy bài viết về kinh nghiệm phỏng vấn thấy người ta hay đem câu này ra làm biểu mẫu, cũng như làm đề tài cho mấy anh vẽ comic nhảm nhí. Cơ mà nếu có ai hỏi chắc tôi cũng chả biết phải trả lời sao, mấy anh trả lời được khi được hỏi năm 2015 không biết có dự được cái tình hình be bét năm 2020 hay không.

Nhưng mà nhìn lại 5 năm về trước thì ai cũng nhìn được. Các mối quan hệ yêu có ghét có, là con người ta đổi thay. Ai cũng đổi thay, không đổi thay chỉ có người không còn sống nữa mới không đổi thay, muốn phát triển phải đổi thay, nhiều tình huống đến làm mình phải đổi thay, tệ hơn là những cơn sóng cuộc đời nó đổi thay mình.

Nhìn lại những thứ mình thích và mình ghét, những người mình không ưa và những người không ưa mình, thấy nhiều lúc có những lí do thật là nhảm nhí, hoặc là do những lần làm biếng không đáng có, hoặc là do những hiểu lầm nho nhỏ nhưng không ai chịu ngồi lại nói chuyện với nhau thành ra 5 năm sau nó hư hỏng hết cả. Nghĩ kĩ lại thấy cũng không đáng, nhưng mà lười với hèn thành ra cũng không dám sửa. Cũng như máy móc, phần mềm ngồi sửa mệt quá người ta đi mua một cái mới cho nhanh…

Tag Cloud