Gibberish

Thực ra release bài này với mình kể cũng hơi sớm, mà cũng hơi trễ, sớm là tại vì chưa nghiên cứu được thấu đáo lĩnh vực hấp dẫn này, trễ là vì tuổi nhạy cảm hội họa bắt đầu từ rất sớm chứ không phải đợi đến 20, 21 tuổi mới phát lộ.

Thôi mời mọc dữ quá, giờ vào chủ đề chính.

Màu sắc là cảm giác mang đến cho hệ thần kinh của người từ sự kết hợp tín hiệu của ba loại tế bào cảm thụ màu ở mắt người. Cảm giác này cũng bị ảnh hưởng “dài hạn” từ trí nhớ lưu lại quá trình học hỏi từ khi lớn lên trong xã hội, và “ngắn hạn” bởi các hiệu ứng ánh sáng của phông nền. (wikipedia)

Từ những bài giảng cơ bản về hội họa (có thể gặp trong bất cứ phần cơ bản nào của sách dạy vẽ màu), ta sẽ làm một tóm tắt.

A.Màu cơ bản:

Màu cơ bản mà ta vẫn thường hay dùng để nói đến một cách basic nhất là 3 màu đỏ (red) vàng (yellow) và xanh lam (blue) đây là hệ màu được nhiều người biết đến nhất. Và cách pha màu thì rất đơn giản, trộn màu này với màu kia thì ra màu mới, theo cách hiểu cơ bản như thế thì cách lập ra một bảng pha màu không có gì là khó.

Trình tự thực hiện như thế này: Ta sẽ vẽ một hình ngôi sao 6 cánh, với 3 đỉnh tam giác đều ta đặt 3 màu cơ bản mà ta đã đề cập ở trên là Đỏ, Vàng, Lam. 3 tam giác còn tại ta đặt các màu được pha bằng cách trộn hai màu chính nằm ngay cạnh nó. Hoặc đơn giản hơn, ta vẽ 3 hình tròn lồng vào nhau, phần giao nhau của các hình tròn tương ứng ta sẽ tô những màu được pha bởi màu của hình tròn đó:

Bảng màu cơ bản

Bảng màu cơ bản

Tất nhiên đó chỉ là cơ bản, một cái nhìn tổng quan và dễ hiểu nhất. Sau này học hội họa hoặc đồ họa máy tính, ta sẽ tìm hiểu những cách pha màu khác, theo những hệ màu khác. Hệ màu khác sẽ được đề cập ngay dưới đây.

B.Hệ màu:

1.RGB: là hệ màu cơ bản, với ba màu chủ đạo là đỏ, xanh lá và lam. Nên nhớ màu máy tính dùng không có màu vàng (lí do vì sao thì không rõ), nếu dùng kính lúp soi lên màn hình máy tính, ta sẽ thấy một điểm ảnh sẽ bao gồm 3 đốm màu là đỏ+lục+lam: đó là RGB.

2.CMYK: Đây là màu được dùng nhiều trong in ấn, tương tự cách ghi tắt của RGB, CMYK ở đây viết theo: Cyan: xanh da trời, Magenta: tìm hồng cánh sen, Yellow: vàng và Key là thành phần đánh giá độ sáng tối của màu.

Vì học từ cơ bản chúng ta học theo kiểu RGB nên khi nhập qua CMYK sẽ có một chút lạ lẫm, nhưng CMYK với RGB khác nhau một điểm là khi đem đi in, CMYK sẽ cho ra bản in khớp với màu sắc hiển thị trên máy nhất.

3.Lab color: /læb/

Để tạo nên hệ màu này, có 3 yếu tố, ta có thể hiểu nôm na 3 yếu tố này như 3 yếu tố trong RGB, khác ở chỗ ở đây là L,a,b, nhập lại ra chữ Lab.

4. Còn một số hệ màu nữa, nhưng 3 hệ trên là đủ dùng rồi.

C.Phối màu:

1, Phối màu theo phương pháp trừ:

Phối màu theo kiểu trộn như ta lí giải bảng màu cơ bản ở trên là phối màu theo phương pháp trừ.

Thực ra cách pha màu này không cho phổ màu rộng. Các màu trộn với nhau có thể làm mất đi sắc độ. Pha càng nhiều màu với nhau thì màu càng xỉn đục, hay còn gọi bằng từ chuyên môn là bị “chết màu”. (wikipedia)

2,Phối màu theo phương pháp cộng:

Việc phối màu này sẽ được thực hiện bằng cách phát các nguồn sáng có màu sắc khác nhau, những vùng giao thoa của chúng sẽ cho ra màu pha của những màu của ánh sáng chúng mang. Màu gốc chính là RGB -> lí do tại sao hệ màu là RGB chứ không phải RYB.

Phối màu phát xạ - wikipedia

Phối màu phát xạ - wikipedia

Thông tin hay: James Clerk Maxwell được biết đến như người đầu tiên phối màu phát xạ. Ông nhờ nhà nhiếp ảnh Thomas Sutton chụp một dải băng màu ba lần, mỗi lần với một kính lọc màu khác nhau đặt trước ống kính. Ba bức ảnh được rửa và chiếu lên màn hình, sử dụng các kính cùng màu với lúc chụp. Khi chồng vào nhau, ba ảnh tạo nên một hình màu gần giống thật, cho thấy nguyên lý của phối màu phát xạ. (wikipedia)

3, Phối màu xen kẽ:

Cái này giống như bạn dùng hai cái lược cùng cỡ, hai cái màu khác nhau, cài vào nhau, đứng xa ra nhìn bạn sẽ thấy vùng giao nhau giữa chúng sẽ có một màu pha giữa màu của 2 cái lược đó. Ví dụ một cái lược đỏ đem cài với cái lược vàng thì sẽ ra vùng chung màu cam.


Bài có liên quan:
Color wheel – biểu đồ màu

Comments on: "Kỹ thuật pha màu" (6)

  1. […] bản – Color mixing chart 29/08/2009 — linkgreencold This is an attribute of this topic Posted in Designs. Tags: color mixing, color theory, pha màu. Leave a Comment […]

    Like

  2. […] nhảm xàm ;)) Bảng màu cơ bản … on Kỹ thuật pha màuSua' on Funny picslinkgreencold on What is Stereogram ?rokensa on What is […]

    Like

  3. phuong phap pha nhung mau co ban can co nhung cong thuc chuan nhu the nao???????????????

    Like

    • linkgreencold said:

      Bài viết này trong khuôn khổ giải thích màu sắc cho Computer, Nagini không đề cập đến phương pháp pha màu trong các phương pháp vẽ truyền thống. (:

      Like

  4. những trang wes nào có những cách hướng dẩn pha màu vi tính cho những chiếc xe hơi đời 2005 trở lên ????????????

    Like

  5. linkgreencold said:

    Pha màu trong ô tô rất khác so với pha màu trên máy tính, nếu chỉ để thiết kế thì nên dùng color pick để pick màu từ hình mẫu.
    Còn trong thực tế sản xuất xe, mỗi hãng một màu. T chỉ cung cấp thử một mẫu màu, đó là Toyota Corolla:
    Cho một lít sơn:
    -Đen: 225.3 g
    -Trắng: 439 g
    -Violet blue: 509.7 g
    -Magenta: 518.2 g
    Bạn có thể xem link này để xem những bảng màu mà các hãng xe đã dùng, mở bằng Photoshop rồi pick màu lại phục vụ cho việc thiết kế hén:
    http://www.autocolorlibrary.com/default.aspx

    Like

Reply in English if you want

Tag Cloud